HOSE ngày 17/4: Kỷ lục giao dịch được xác lập, thị trường đảo chiều mạnh

17/04/2009 14:09 GMT+7 | Thế giới

Thị trường chứng khoán Việt Nam luôn chứa đựng những bất ngờ mà không ai có thể dự báo trước. Nếu như những phiên trước thị trường thường nhận được sự hỗ trợ tích cực về mặt tâm lý khi chứng khoán thế giới tăng điểm mạnh, thì bất ngờ lại xảy ra trong phiên giao dịch sáng nay (17/4). Ngay từ khi mở cửa, hàng loạt cổ phiếu trong đó có những mã bluechip vốn tăng kịch trần cả chục phiên trước đó với dư mua lớn đồng loạt quay đầu giảm, thậm chí kịch sàn.


Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 334,14 điểm, giảm 9,74 điểm (tương đương giảm 2,83%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 67.198.810 đơn vị, tăng 51,89% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1616,778 tỷ đồng, tăng 41,03% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.202.307 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 41,51 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 68.401.117 đơn vị (tăng 50,60% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 1658,284 tỷ đồng (tăng 38,69%).

Thị trường Mỹ tối qua tiếp tục hồi phục dẫn dắt bởi kết quả tốt hơn mong đợi của ngân hàng JPMorgan và Hãng máy tính HP. Sự giảm ngoài dự kiến của số người đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm (có thể do ảnh hưởng của nghỉ lễ Phục sinh) cũng đóng góp vào đợt tăng điểm phiên hôm qua. Chỉ số Dow Jones tăng 1,2% lên 8.125,4, chỉ số S&P 500 tăng 1,6% lên 865,3 điểm. Các thông tin tốt từ lợi nhuận của JP Morgan, Google và lợi nhuận của một số công ty công nghệ có triển vọng tốt đã kéo DJI tăng hơn 95 điểm bất chấp tin xấu từ số liệu về lĩnh vực bất động sản.

Tuy nhiên, những thông tin đến từ trong nước, cùng những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp của nhà đầu tư trong nước đã khiến thị trường bất ngờ đi xuống. Các cổ phiếu đang có sự phân hoá khá rõ nét, số mã tăng giá và giảm giá khá cân bằng trên bảng điện tử tuy nhiên ở một số cổ phiếu bluechips lại giảm mạnh khiến VN-Index quay đầu.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 2,69 điểm, xuống 341,19 điểm (tương đương giảm 0,78%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 14.855.320 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 394,51 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 87 mã tăng giá, 28 mã đứng giá tham chiếu, 65 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch là BBT. Đáng chú ý, trong đó có 59 mã tăng trần, và có tới 14 mã giảm sàn.

Đáng chú ý là mã cổ phiếu SAM, mở cửa sáng nay như thường lệ vẫn dư mua hàng triệu đơn vị nhưng bất ngờ mã này có xu hướng giảm mạnh trước việc bán ra ồ ạt chốt lời sau những ngày “găm” hàng khá kỹ của nhà đầu tư. Các mã SSI, STB, REE cũng diễn ra trong tình trạng tương tự.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành trong một bài trả lời phóng vấn hôm qua phát biểu: “Tôi giữ cách nhìn thận trọng về phục hồi kinh tế”. Ông cho rằng, cần thêm dữ liệu để nhận định về sức khỏe nền kinh tế, và không nên sớm lạc quan khi thấy những biểu hiện nhất thời trên thị trường chứng khoán hay lỗ lãi của ngân hàng. Nhà đầu tư cần thận trọng khi nhận định kinh tế đã ra khỏi khủng hoảng hay chưa, và phải nhìn vào các chỉ số, đặc biệt là dữ liệu về sản xuất của các doanh nghiệp.

Ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng phòng nghiên cứu Công ty Chứng khoán TPHCM (HSC) cũng đưa ra nhận định: “Thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới”. Những gì đang diễn ra trong một vài tuần qua chính là sự kết thúc của một thị trường đi xuống trong 2 năm qua. Trong khoảng 2 năm rồi, thị trường đã mất 79% so với đỉnh điểm và mức sụt giảm này dường như đã đủ. Việc nhà đầu tư trong nước và nước ngoài liên tục bán ra đã không còn nữa. Ở mức đáy của thị trường, khi nhà đầu tư không còn bán ra nữa thì đó là dấu hiệu thị trường bắt đầu đi lên trở lại. Thị trường đã phục hồi được khoảng 45% nhưng với tình hình hiện giờ, chuyên gia này cảm nhận có vẻ như thị trường đang ở cuối thời kỳ tăng điểm.

Trở lại với diễn biên thị trường, sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 8,3 điểm, xuống 335,58 điểm (tương đương giảm 2,41%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 60.350.640 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 1433,87 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 334,14 điểm, giảm 9,74 điểm (tương đương giảm 2,83%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 67.198.810 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 1616,78 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 59 mã tăng giá, 106 mã giảm giá, 16 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 33 mã tăng trần, 60 mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 33 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá và 9 cổ phiếu giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 4 mã giảm sàn là FPT, VIC, VNM, HAG.

Cụ thể, PVD là cổ phiếu duy nhất tăng thêm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,94%), đạt 70.000 đồng.

Trong khi đó, PVF giảm 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,85%), còn 20.000 đồng. HPG giảm 1.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,99%), còn 39.000 đồng. DPM giảm 1.800 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,56%), còn 37.700 đồng. VIC giảm 2.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,97%), còn 42.100 đồng. FPT giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,31%), còn 55.500 đồng. VPL giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,76%), còn 50.000 đồng. HAG giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,72%), còn 60.500 đồng. VNM giảm 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,57%), còn 83.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 12 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 17,91% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 23.000 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 500 đồng (tương đương 2,13%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 44,09% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 3 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là BT6, TCT, SSC. Ngược lại, có 5 mã cùng giảm hết biên độ cho phép 5% là TTC, LSS, VHG, TMC, VTO.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì TCT là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 105.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 25 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, VNM là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 4.000 đồng xuống còn 83.500 đồng/cổ phiếu, với hơn 178 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 2 mã tăng giá trần và 2 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 9.600 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 300 đồng (tương đương 4,76%), đạt 6.600 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,63%), đạt 3.900 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 5.200 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 81 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.553.730 đơn vị, bằng 3,80% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, HPG được họ mua vào nhiều nhất với 583.370 đơn vị, chiếm 44,83% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như FPT (215.270 đơn vị), BCI (203.000 đơn vị), SSI (192.300 đơn vị) và STB (173.270 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là DHG (90,56%), CYC (62,60%), TRA (53,84%), HPG (44,83%) và VHC (43,56%).

Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 71 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 2.904.900 đơn vị, bằng 4,32% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã VFMVF4 được họ bán ra nhiều nhất với 604.500 đơn vị, chiếm 17,07% tổng khối lượng giao dịch của thị trường. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VNM (56,10%), PPC (48,83%), FBT (48,60%), TRI (38,49%) và ABT (36,84%).

Một chuyên gia phân tích nhận định, đêm nay tại thị trường Mỹ chờ đợi thông tin lợi nhuận của Citi Group và GE. Nhiều chuyên gia Mỹ nhận định khả năng Citi và Bank of American sẽ công bố lỗ trong quý 1/2009. Tuy nhiên, lợi nhuận của nhóm ngân hàng vẫn là thông tin hỗ trợ mạnh nhất cho DJI do công bố lợi nhuận vượt xa dự báo các chuyên gia.

Với sức cung cầu của thị trường hiện nay, tín hiệu các mã trụ cột của sàn đã yếu, nếu DJI không vượt qua 8.200 điểm trong tối nay thì khả năng VN-Index có 1 sóng giảm điểm là rất lớn sau khoảng 2,3 phiên nữa sau khi ACB công bố lợi nhuận và các thông tin hỗ trợ trong nước không còn nhiều. Nếu DJI có đột phá sẽ giúp cho VN-Index có sự bứt phá khỏi mức kháng cự 366 điểm và dòng tiền chờ sẽ gia nhập đẩy các chứng khoán giảm điểm trong những phiên vừa qua lên, giúp VN-Index bứt phá lên mức trên 400 điểm.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

23.000

(500)

-2,13%

12.032.370

SAM

24.000

100

0,42%

6.739.430

SSI

44.200

(2.300)

-4,95%

4.618.200

VFMVF4

6.600

300

4,76%

3.541.550

VFMVF1

9.600

-

0,00%

2.694.300

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

BT6

52.500

2.500

5,00%

1.920

TCT

105.000

5.000

5,00%

25.090

SSC

23.100

1.100

5,00%

72.880

RAL

25.400

1.200

4,96%

989.430

BCI

29.700

1.400

4,95%

2.164.450

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

TTC

7.600

(400)

-5,00%

48.300

LSS

13.300

(700)

-5,00%

33.550

VHG

7.600

(400)

-5,00%

288.490

TMC

26.600

(1.400)

-5,00%

19.090

VTO

13.300

(700)

-5,00%

1.254.900

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm