Ngày 20/4: VN-Index giảm gần như kịch biên độ

20/04/2009 14:21 GMT+7 | Thế giới

Sự tăng giá kéo dài của chứng khoán thế giới và trong nước trong thời gian qua đã khiến nhiều người phải lo ngại về một bong bóng chứng khoán. Những dấu hiệu điều chỉnh, những phân tích của các chuyên gia kinh tế đang gióng lên hồi chuông để cảnh báo nhà đầu tư về khả năng quay đầu của thị trường. Kết quả là thị trường có một phiên sụt giảm mạnh gần như kịch biên độ trong phiên giao dịch sáng nay (20/4). Thị trường chứng khoán Việt Nam một lần nữa lại chứng minh tâm lý số đông luôn ảnh hưởng đến xu thế thị trường. Những thông tin lạc quan trước đó là cái cớ để nhà đầu tư tranh nhau mua bỗng chốc tan biến.

 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 318,89 điểm, giảm 15,25 điểm (tương đương giảm 4,56%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 17.925.260 đơn vị, giảm 73,33% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 409,652 tỷ đồng, giảm 74,66% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 284.334 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7,73 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 18.209.594 đơn vị (giảm 73,38% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 417,378 tỷ đồng (giảm 74,83%).

Phiên giao dịch cuối tuần trước đã ảnh hưởng khá mạnh đến tâm lý giới đầu tư khi lượng cung tăng lên mạnh mẽ qua mỗi phiên, dù sức cầu duy trì tốt khi lượng giao dịch liên tục lập kỷ lục nhưng dường như khối lượng liên tiếp tăng vọt là những dấu hiệu không mấy khả quan.

Ngay đợt khớp lệnh mở cửa phiên giao dịch hôm nay chứng khoán tiếp tục xu hướng giảm mạnh, chỉ số VN-Index bất ngờ giảm gần hết biên độ cho phép. Hàng loạt cổ phiếu giảm giá sàn ngay trong đợt khớp lệnh đầu tiên này đã đưa chỉ số VN-Index xuống dưới ngưỡng 320 điểm.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 14,93 điểm, xuống 319,21 điểm (tương đương giảm 4,47%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 8.591.210 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 185,05 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 12 mã tăng giá, 12 mã đứng giá tham chiếu, 155 mã giảm giá và 2 mã không có giao dịch là BBT, HBD. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 7 mã tăng trần là DCC, FPC, IMP, SFC, TCT, VTA, PTC và có tới 118 mã giảm sàn.

Giao dịch gần như chỉ thực hiện phần nhiều trong đợt 1 khi mà khối lượng trong đợt đầu tiên này chiếm khoảng một nửa giao dịch thị trường hôm nay. Thời gian còn lại, hầu hết nhà đầu tư trên sàn chỉ còn biết nhìn cổ phiếu rớt giá sàn trong ánh mắt đượm buồn.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 15,24 điểm, xuống 318,9 điểm (tương đương giảm 4,56%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 16.480.890 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 368,10 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 318,89 điểm, giảm 15,25 điểm (tương đương giảm 4,56%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 17.925.260 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 409,65 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 10 mã tăng giá, 168 mã giảm giá, 2 mã đứng giá tham chiếu là BBT, SGH. Trong đó, có 3 mã tăng trần là DCC, PMS, TCT, 148 mã giảm sàn và 1 mã không có giao dịch là HBD. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 146 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều giảm giá, trong đó có 7 mã giảm sàn.

Cụ thể, PVF giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), còn 19.000 đồng. STB giảm 1.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,78%), còn 21.900 đồng. DPM giảm 1.800 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,77%), còn 35.900 đồng. VPL giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,00%), còn 48.000 đồng. VIC giảm 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,99%), còn 40.000 đồng. FPT giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,50%), còn 53.000 đồng. HAG giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,96%), còn 57.500 đồng. PVD giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), còn 66.500 đồng. VNM giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,19%), còn 80.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là HPG với hơn 1,6 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 9,00% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 37.200 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 1.800 đồng (tương đương 4,62%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 30,76% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là PMS với mức tăng 4,96% lên 14.800 đồng (tăng 700 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 2 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 11,59%, mã DPC đóng cửa chỉ còn 12.200 đồng/cổ phiếu (giảm 1.600 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 5 nghìn cổ phiếu. Tuy nhiên, hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt tỷ lệ 10% của DPC nên giá tham chiếu bị điều chỉnh giảm 1.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì TCT là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 110.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 25 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì PVD, VNM là 2 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 3.500 đồng/cổ phiếu xuống còn mức giá tương ứng là 66.500 đồng và 80.000 đồng.

Tẩt cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên sàn Tp.Hồ Chí Minh đều giảm kịch sàn. Cụ thể, VFMVF1 giảm 400 đồng (tương đương 4,17%), chỉ còn 9.200 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 300 đồng (tương đương 4,55%), chỉ còn 6.300 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,56%), chỉ còn 3.800 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giảm 200 đồng (tương đương 3,85%), chỉ còn 5.000 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 61 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.290.980 đơn vị, bằng 12,78% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PPC được họ mua vào nhiều nhất với 379.520 đơn vị, chiếm 55,25% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như HPG (373.130 đơn vị), PVF (301.000 đơn vị), DPM (115.660 đơn vị) và PVT (115.300 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là TRA (79,16%), NHC (76,53%), TPC (76,44%), CYC (72,36%) và CII (70,89%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

HPG

37.200

(1.800)

-4,62%

1.613.290

VST

15.200

(700)

-4,40%

1.309.740

STB

21.900

(1.100)

-4,78%

1.221.080

PPC

26.600

(1.400)

-5,00%

686.920

HSG

16.500

(800)

-4,62%

683.010

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

PMS

14.800

700

4,96%

2.230

DCC

11.000

500

4,76%

82.190

TCT

110.000

5.000

4,76%

25.330

BTC

20.600

800

4,04%

110

HLA

12.200

400

3,39%

373.950

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

DPC*

12.200

(1.600)

-11,59%

5.310

VTO*

12.300

(1.000)

-7,52%

96.600

PVD

66.500

(3.500)

-5,00%

16.090

SAM

22.800

(1.200)

-5,00%

377.420

BMP

36.100

(1.900)

-5,00%

71.160

DPC: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%

VTO: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 4%

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm