Lời chào

03/11/2008 17:46 GMT+7 | Entry của bạn

Sáng nay đi ngang qua một thầy giáo trẻ trong trường, tôi cúi đầu chào. Thầy giáo dường như phớt lờ hành động của tôi, thầy đi thẳng và cũng không thèm để ý thằng học trò nhỏ này. Người bạn đi tôi bảo: Mày chào chi cho mệt, có quen biết gì đâu, có chào thì người ta cũng đâu có quan tâm làm gì. Họ đâu có biết mày đâu mà chào hỏi.
 
Tôi chợt thấy chạnh lòng. Dường như, lời chào đã không còn là việc quan trọng trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là ở trong trường học. Thầy cô vào lớp, bọn học trò đang tất bật với bao nhiêu chuyện riêng uể oải đứng lên chào lấy lệ. Thầy cô cũng chả buồn nói gì, cho chúng ngồi xuống và bắt đầu giờ học. Thử hỏi làm sao khi học trò không tôn trọng giáo viên thì giáo viên làm sao có cảm xúc để dạy dỗ học trò tốt đuợc. Vậy là từ đây sản sinh ra nhưng lớp học kém chất lượng, trách nhiệm lại đỗ lên đôi vi gầy của các thầ cô. Ôi thương các thầy cô quá.

Đặt ra 1 câu hỏi: Học sinh hiện nay ai cũng hướng tới trở thành 1 học sinh toàn diện. Nhưng thử hỏi ngay cả cái việc nhỏ nhất là chào hỏi người khác mà cũng làm không được thì gương mẫu cái nỗi gì? Tôi không nói rằng tất cả những người không chào hỏi người khác thì đều là những người không có đạo đức, nhưng thử nghỉ mà xem một việc cỏn con như vậy mà lại phớt lờ cho qua thì thật là hết thuốc chữa. Con người sinh ra có miệng để chào hỏi người khác, có tay để vòng tay cúi chào mọi người. Nhưng có những con người không biết sử dụng chúng thì cũng như là người bị câm và bị cụt tay. Vậy thôi thì làm người khuyết tật đi để khỏi mắc công chào hỏi. Nhưng thử vào 1 trung tâm dành cho người khuyết tật thử xem. Ở đó có những con người bị mất nhiều bộ phận thân thể, nhưng họ vẫn luôn chào hỏi mọi người rât nhiệt tình thong qua những bộ phận còn lại của mình. Có thể đó là 1 ánh mắt dịu dàng, 1 nụ cười hở môi... Nhưng tất cả đều xuất phát từ tấm lòng. Vậy mà sao những con người bình thường lại không làm được.

Ông cha ta có câu : Lời chào cao hơn mâm cổ. Một người nhìn nhận người khác thông qua lời chào của họ khi gặp nhau. Xin đừng để lời chào bị mất đi. Xin đừng để người Việt Nam trở thành người câm nín hết. Mà hãy tạo ấn tượng tốt cho mọi người bằng lời chào của bản thân. Đó là cơ sở để xây dựng con gnượi Việt Nam với đầy đủ chữ Lễ.

"Xin em hãy mở lời chào
Để tôi cảm thấy em vẫn còn yêu tôi"
"Nếu em là những con người
Xin em hãy cất lời chào trên môi"

Trần Thanh Hải

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm