Đồ chơi trẻ em rủi ro khó lường

25/10/2008 20:32 GMT+7 | Thế giới

Đồ chơi gắn liền với sự phát triển tâm sinh lý, trí tuệ của trẻ em ngay từ khi chào đời, và là “miền ký ức” đẹp đẽ khi đã lớn. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ đang phải bận tâm, lo lắng quá nhiều về chất lượng của đồ chơi trẻ em hiện nay, với nhiều rủi ro khó lường, nhất là các chất độc hại.

Đồ chơi trẻ em ở đâu cũng vậy từ siêu thị cao cấp đến các chợ bình dân lúc nào cũng phong phú, đa dạng từ những đồ chơi nhập ngoại đến... nhập lậu đều có. Chung tôi theo chân chị Nguyễn Thị Bích Hạnh, P509, nhà C2, KTT Nam Thành Công cùng con trai vào một siêu thị cao cấp trên đường Thái Hà. Ở đây, đồ chơi trẻ em được danh trọn một gian rộng lớn. Nhìn con trẻ thích thú trước “biển” đồ chơi sinh động với nhiều màu sắc, chị không nỡ từ chối các yêu cầu của con.

Song, phong phú là vậy, nhưng vẫn có không ít điều phải e ngại...

Chất lượng, thông tin “mơ hồ”

Theo chị một bán hàng tại siêu thị này cho hay: Đồ chơi ở đây đều là hàng nhập ngoại, chủ yếu từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc thông qua các nhà phân phối. Thông tin chủ yếu được ghi bằng ngôn ngữ bản địa, trừ địa chỉ của nhà phân phối tại Việt Nam. Chị Hạnh cho biết: Chị cũng đọc, nhưng không biết được thông tin về chất lượng, thành phần vật liệu của đồ chơi, đành chiều theo ý của con.

Theo quan sát, đồ chơi ở đây chủ yếu là những vật nhỏ hình các con thú gọi chung là Pókemon (một nhân vật trong phim hoạt hình) được bày bán khá nhiều lam bằng chất dẻo và nhựa, gỗ... màu sắc bắt mắt, sinh động nhưng giá không hề thấp.

Ts. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết: Nếu đồ chơi lam từ nhựa, chưa qua xử ly có thể chứa nhiều chất độc hại, phu gia tạo màu, tạp chất, axít kim loại độc. Trẻ dưới 36 tháng tuổi thường xuyên cho vào miệng trong thời gian dài có thể gây tai biến, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mới đây, Trung tâm có tiếp nhận một ca ngộ độc do trẻ làm vỡ đồ chơi và uống phải nước dưới dang cồn công nghiệp, rất may là người nhà phát hiện kịp thời và đưa trẻ đến bệnh viện nên không vấn đề gì.

Có nhiều thông tin xung quanh keo sử dụng trong đồ chơi bằng gỗ của Trung Quốc có chưa nhiều chất formaldehyde, một hóa chất gây ung thư cho người nếu ngửi mùi, hay tiếp xúc với nó. Rồi sơn có chứa nhiều chì trong một số loại đồ chơi khiến chị Kim Yến (Hào Nam, Đống Đa, Ha Nội) lo lắng: Hôm nọ mình mua một chiếc xe ô tô bằng gỗ cho bé Bông, chơi chán rồi bé cho vào miệng gặm vì bé đang mọc răng. Chỉ một lúc đa thấy màu xanh đỏ nhoét trên môi và một vài mảnh sơn bắn ra. May mà chỉ thế thôi chứ nuốt vào không biết sẽ thế nào?

Cách phân biệt không dễ

Cách phân biệt để mua hàng theo chị Hạnh chủ yếu là “phán đoán”. Hàng “Tầu” thì khỏi mua rồi. Con chất độc hại? Chị cũng có nghĩ đến, cũng lo nhưng “bó tay” không có cách nào biết đồ chơi có chất độc hay không, chỉ còn cách là “loại” chúng ngay từ lúc mua nếu cảm thấy không ổn.

Ông Quách Sĩ Trung, Trợ lý Giám đốc Công ty CP Giáo dục Vĩnh Khang cho hay: Các mặt hàng đồ chơi trên thị trường hiện nay nhiều và lộn xộn, rất khó để nhận biết đâu là đồ chơi có chứa chất độc gây hại cho sức khỏe của trẻ. Với những công ty sản xuất đồ chơi trong nước, các sản phẩm đều phải qua sự kiểm tra, xét nghiệm về vật liệu và kết cấu theo tiêu chuẩn của Tổng cục Đo lường Chất lượng, xem có hữu ích và hỗ trợ được học tập mới được lưu hành trên thị trường.

Như vậy, đồ chơi có yếu tố độc hại hay không người tiêu dùng cũng khó nhận biết, chỉ có nhà sản xuất mới biết các sản phẩm mình làm ra có đạt tiêu chuẩn chất lượng và có thật sự an toàn cho trẻ hay không. Vậy thì cách tốt nhất là...

... Kiểm soát ngay từ đầu

Ts. Phạm Duệ cho rằng: Hiện tại, chưa có cách xử lý nào hiệu quả các đồ chơi nếu có chứa chất độc hại. Cách vệ sinh đồ chơi phổ biến là khi mua về nên rửa đồ chơi bằng các chất tẩy rửa nhẹ hoặc xục vào máy ozon để khử trùng bề mặt và vệ sinh hằng ngày. Nhưng cách này chỉ là giải pháp tâm lý, chất độc hại khó có thể mất đi. Chúng cũng không đủ mạnh để gây nguy hiểm ngay lập tức hoặc có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của trẻ, chỉ một thời gian dài sau đó mới có những biểu hiện hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe. Tốt nhất là cha mẹ hãy hạn chế không cho trẻ ngậm đồ chơi hoặc mút tay. Đồng thời, tránh xa những đồ chơi không ro nguồn gốc xuất xứ.

Vì quan tâm đến sự phát triển của trẻ ngay từ nhỏ nên đồ chơi các gia đình mua về cho con phải được tính bằng... thùng, bao tải mới hết. Trong số đó, đồ chơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ chiếm chủ yếu. Số lượng nhiều thì vệ sinh đồ chơi cang khó bởi vậy, ngay từ đầu để cho an toàn điều quan trong nhất là cân nhắc khi chọn đồ chơi cho trẻ. Chọn những đồ chơi có xuất sứ rõ ràng, đọc kỹ hướng dẫn về tuổi của trẻ có ghi trên bao bì hoặc những lời cảnh báo và cần tuân đúng. Ví như, đồ chơi chỉ dành cho bé từ 3 – 6 tuổi, tuyệt đối không được sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi, nhưng với trẻ trên 3 tuổi mà vẫn có thói quen cho các đồ vật vào miệng thì những đồ chơi này vẫn gây nguy hiểm và cần tuyệt đối tránh.

Đặc biệt, không mua những đồ chơi có nước (chủ yếu là dạng nước công nghiệp), các hạt nhựa dẻo vì trẻ rất dễ làm vỡ hoặc nuốt khiến trẻ có thể bị ngộ độc tức thì.

Ts. Phạm Duệ khẳng định các bậc cha mẹ cũng không nên lo lắng quá, bởi sau thời gian trẻ ngứa răng va cho mọi thứ vào miệng kéo dài không lâu, khi lớn hơn hành động “mất vệ sinh” cũng mất theo. Đồng thời, để ngăn chặn cha mẹ cũng cần giúp trẻ hiểu rằng việc ngậm, mút đồ chơi là không tốt, tranh tạo thành thói quen cho trẻ khi chơi đồ chơi.

Chất độc hại từ đồ chơi với rủi ro khó lường, thì những thông tin khuyến cáo trên nhắc nhở bậc cha mẹ - người “giám hộ” của con biết kiểm soát đồ chơi từ lúc mua đến lúc cho trẻ tiếp xúc, để những nguy cơ tiềm ẩn không có điều kiện xảy ra và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tương lai sau này của trẻ.
 
Theo Sức Khỏe Gia Đình

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm