Facebook sẽ nuốt chửng Internet?

05/02/2014 21:16 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Hôm qua 4/2/2014, Facebook chính thức tròn 10 tuổi. Thành công của Facebook là rất đáng kể nhưng còn những thay đổi mạng xã hội này gây ra cho thế giới?

Tại sao Facebook thống trị thế giới ảo?

Sau 10 năm phát triển, Facebook đã có 1,23 tỷ người sử dụng, bằng dân số của Ấn Độ. Nếu bạn muốn một nghiên cứu trường hợp về việc Internet đã hiện thực hóa những giấc mơ điên rồ như thế nào thì Facebook là một trong bốn ví dụ xuất sắc, bên mạng toàn cầu (web), Wikipedia và Skype. Cũng như web, Facebook chủ yếu là sản phẩm của một thiên tài, một cá nhân với tầm nhìn xuất chúng, một Mark Zuckerberg. Và anh ta cũng chỉ có thể ra mắt Facebook bởi sự thuận tiện Internet mang tới, vốn được một học giả gọi là "một sự đổi mới cho phép mọi điều có thể xảy ra".

Facebook không phải mạng xã hội đầu tiên. Điều đáng tò mò nhất là tại sao Facebook lại là kẻ thống trị trong một thị trường lâu đời và đông đúc như vậy. Ý tưởng một cộng đồng kết nối với nhau bằng máy tính đã có từ những năm 1970 và cũng xuất hiện hàng loạt công ty như SixDegrees, MySpace hay Linkedln. Khi Facebook ra đời, đối thủ chính của họ là MySpace nhưng đây rõ ràng không phải đối thủ trực tiếp.

Mark Zuckerberg tại Đại học Harvard vào năm 2004, ba tháng sau khi giới thiệu mạng Facebook

Mark Zuckerberg tại Đại học Harvard vào năm 2004, ba tháng sau khi giới thiệu mạng Facebook

MySpace rất ồn ào, thiếu thẩm mỹ và khá kỳ lạ một phần bởi nó cho phép người sử dụng trang trí trang cá nhân bằng cách thêm các mã HTML. Ngược lại, Facebook trông trẻ trung, có học, đơn giản và có phần hơi tẻ nhạt. Facebook ban đầu cũng chỉ dành cho sinh viên của các trường đại học hàng đầu của Mỹ, như thể trên mạng xã hội cũng có phân tầng xã hội. Một tranh biếm họa trên tờ New Yorker khi đó đã đưa ra hình ảnh một cô gái trẻ trung, đầy học thức của một ông chủ ngân hàng tại phố Wall giới thiệu người bạn trai nhếch nhác của mình cho cha mẹ. "Con không nghĩ cậu ta trông quá MySpacey (ý chỉ nhếch nhác) cho con à?", người mẹ nói.

Facebook chiến thắng vì nhiều lý do. Đầu tiên là vì sự am hiểu công nghệ của người sáng lập và các cộng sự thưở đầu: Không như các dự án thương mại phải chịu sức ép về tăng trưởng thần tốc, Facebook đã đương đầu rất tuyệt vời. Nghệ thuật marketing của Facebook cũng rất sắc sảo: Sử dụng tin phần đông người sử dụng Facebook là sinh viên Harvard làm mồi nhử rồi dần cho thêm sinh viên của các trường kém tiếng tăm đôi chút trước khi mở rộng ra cho cả thế giới.

Một khi đã làm được như vậy, quy luật Metcalfe (giá trị của một mạng tương ứng với bình phương số mối nối) diễn ra. Nghĩa là càng có nhiều người sử dụng một mạng xã hội, nó sẽ càng hấp dẫn với những ai đang lưỡng lự tham gia. Trong thực tế, đó là một trường hợp người chiến thắng sẽ giành tất cả và đó chính là vị trí của Facebook hiện nay.

Chinh phục từ trẻ nhỏ tới người già

Từ khi bùng nổ dữ dội, Facebook trở thành một tâm điểm trong cả khía cạnh tài chính lẫn truyền thông. Trong giai đoạn tiền IPO, người ta bàn tán về giá trị của Facebook. Sau IPO, các chủ đề như Facebook có thể thống trị thị trường di động như đã từng chinh phục máy vi tính hay nó còn giữ được đà tăng trưởng ngoạn mục hay không được mang ra mổ xẻ khắp nơi.

Tháng 9/2009, Facebook tuyên bố lần đầu tiên công ty đã đạt lợi nhuận. Tháng 11/2010, tổng tài sản của Facebook là 41 tỷ USD và trở thành công ty dịch vụ web lớn thứ ba ở Mỹ, sau Google và Amazon.
Trên tất cả, truyền thông tập trung vào những khách hàng "huyền thoại" của Facebook là các "teens". Bởi suy nghĩ rằng sự tăng trưởng của Facebook được tạo nên bởi những người trẻ, vốn bị cho rằng hay thay đổi, giá cổ phiếu của Facebook có tương quan mạnh với những tin đồn rằng dân "teens" còn yêu hay đã chán mạng xã hội này. Tuy nhiên, hiện nay, không chỉ có người trẻ mà phụ huynh thậm chí ông bà của họ cũng đã sở hữu một tài khoản trên Facebook.

Các nghiên cứu của trường đại học Princeton đã sử dụng cách tiếp cận của dịch tễ học để nghiên cứ về các mối quan hệ trên mạng xã hội. Khi tham gia một mạng xã hội, họ phỏng đoán tương tự như lây một căn bệnh dễ truyền nhiễm, trong khi việc từ bỏ tương tự như việc hồi phục. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng Facebook đã bước vào giai đoạn từ bỏ và số người sử dụng sẽ nhanh chóng giảm mạnh. Tuy nhiên, ba nhà nghiên cứu về Facebook khác đã cho rằng phương pháp nghiên cứu của trường Princeton không đại diện cho toàn thể.

Hoạt động như tình báo nhưng hiệu quả hơn

Thực tế, câu hỏi đáng chú ý nhất không phải là giới “teens” sẽ từ bỏ Facebook hay không mà là liệu sự tham gia của người lớn có giúp hiện thực hóa giấc mơ của Zuckerberg về một thế giới phẳng hay không. Nếu có, xã hội của chúng ta sẽ bước vào một kỷ nguyên không còn bất kỳ ranh giới nào nữa.

Trụ sở hiện tại của Facebook ở Stanford Research Park, Palo Alto, California.

Trụ sở hiện tại của Facebook ở Stanford Research Park, Palo Alto, California.

Câu hỏi này đáng chú ý bởi mô hình kinh doanh của Facebook cũng tương tự như Ban an ninh quốc gia của Mỹ (NSA). Cả hai đều theo dõi các hoạt động cả riêng tư lẫn công khai để nhận dạng được hành vi. NSA cho rằng phương pháp này giúp nhận dạng và giải quyết chủ nghĩa khủng bố cũng như những kẻ xấu. Còn Facebook cho biết theo dõi thói quen của khách hàng giúp họ thỏa mãn nhu cầu của người dùng cũng như bán thông tin chính xác hơn cho những người muốn quảng cáo.

Tuy nhiên, cũng có đôi chút khác biệt giữa NSA và Facebook. Chẳng ai biết các hoạt động điều tra của NSA mang lại kết quả gì nhưng hiệu quả của Facebook có thể thấy rõ. Trong 3 tháng cuối năm ngoái, doanh thu của Facebook đạt 2,59 tỷ USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái và cả năm 2013, thu nhập của mạng xã hội này là 7,87 tỷ USD, tăng 55%. Lợi nhuận năm ngoái của Facebook là 1,5 tỷ USD.

Những điều này quả thật ấn tượng với một sản phẩm tạo bởi một sinh viên Harvard tại phòng trọ của mình 10 năm trước. Nhưng 10 năm tiếp theo sẽ là gì? Cũng như hầu hết các dự án trên Internet khác, rất khó dự đoán. Mạng toàn cầu, một phát minh cho phép mọi việc có thể xảy ra có thể lại tạo nên một điều kỳ diệu khác. Phần mềm đơn thuần là một sản phẩm của suy nghĩ và chẳng có thiếu hụt các thiên tài trong lĩnh vực này. Đó là lý do tại sao nhiều người giàu sụ nhờ mạng Internet lại tôn thờ khẩu hiệu của Andy Grove “Chỉ có những kẻ hoang tưởng mới tồn tại”. Tương lai của Facebook sẽ được quyết định bởi kết quả của cuộc đấu tranh giữa quy luật Metcalfe và khả năng cho ra đời một bất ngờ khác của mạng Internet.

Một vài năm trước, khi tôi tiến hành nghiên cứu cho quyển sách của mình, tôi đã phát hiện được một điều thú vị là nhiều chính trị gia kỳ cựu nghĩ rằng mạng World wide web cũng chính là mạng Internet. Một ngày, tôi chia sẻ điều này với Tim Berners-Lee, cha đẻ của web và ông ấy đáp: “Điều này còn tồi tệ hơn. Có hàng trăm triệu người trên thế giới ngày nay nghĩ Facebook chính là mạng Internet”.

T.K.A
Theo The Guardian

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm