23/08/2013 09:10 GMT+7
Mấy ngày rồi, cái món tiền thưởng vẫn còn là chuyện bàn luận nóng trên vỉa hè, 320 ngàn đồng, một món tiền… lẻ đến dễ sợ. Thấy bảo theo điều 75, Nghị định 42 năm 2010 thì mức thưởng chỉ có vậy thôi. Phần thưởng cho sự dũng cảm - một hành động có thể khiến người ta mất công việc, mất bạn bè, đồng nghiệp - mà như vậy thì đúng là không xứng.
Nhưng tiền chỉ là một chuyện, cái sự chóng vánh tẻ nhạt của lễ trao thưởng mới gọi là bất xứng với mong muốn nhân lên các tấm gương người tốt việc tốt trong ngành y, và không riêng ngành y, nhìn thế, biết cái giá của y đức là như thế nào... Vụ này chắc ngành Y tế không làm công văn xin “tự xử lý” như với vụ tham ô tài sản ở Bệnh viện Nội tiết được, nên sự tẻ nhạt ấy có lẽ dễ hiểu.Vỉa hè bảo đã có danh sách 10 bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Hoài Đức bị khởi tố bởi việc này. Mà từ việc này, sẽ còn ra nhiều vụ nhân bản kết quả xét nghiệm khác nữa. Xét nghiệm nước tiểu cũng bị nhân bản, thế nên mới có việc ở một công ty nào đó, 7 nữ nhân viên đều bỗng dưng nhận kết quả xét nghiệm là có thai, phải “minh oan” mãi mới xong. Vụ này nghe nói do một giáo sư bác sĩ có uy tín tiết lộ. Nhưng vị giáo sư tế nhị không nói tên mình cũng như tên bệnh viện làm cái việc xét nghiệm đó.
Giá như giáo sư trong trường hợp này cũng dũng cảm bằng chị Nguyệt thì ngành y có phải đỡ mang tiếng không?Món tiền 320 ngàn đồng và những giọt nước mắt lăn dài trên má của những người được thưởng chắc sẽ còn được người ta nhớ đến một thời gian dài nữa.
Ít chẳng xứng, nhiều cũng chẳng xứng. Không nhắc những dự án tiền tỷ làm gì vì nói bao nhiêu cũng chẳng đủ. Chuyện nhỏ thôi, gần 700 ngàn cho một bộ đồng phục của các cháu Trường tiểu học Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội lại là một bất xứng nữa.Khổ, cái trường học tiểu học trông lem nha lem nhem, cớ gì mà Hội cha mẹ học sinh ở đây lại nghĩ ra chuyện cho các con ăn mặc tốn kém như thế? Gần tạ thóc một bộ. Nghe rất hoang mang. Nếu là trường quốc tế, trường chọn kiểu con nhà giàu trong nội thành, số tiền ấy còn có thể tặc lưỡi được, chứ trẻ em ngoại thành gần gũi ruộng đồng, bố mẹ phần lớn chân lấm tay bùn vất vả... mặc những thứ veston với thắt nơ kiểu Hàn Quốc như thế đúng là xa xỉ không phải lối.
Có lẽ Hội cha mẹ học sinh nhà trường và ban giám hiệu cho rằng như thế để xứng tầm là công dân của thủ đô văn minh. Đồng phục mà làm ra được chất lượng học tập thì cũng đành, nhưng chắc gì. Y phục xứng kỳ đức, xưa các cụ bảo thế. Và đức, thì phải xứng kỳ tài...Hy vọng sang năm các cháu học sinh tiểu học với những bộ đồng phục đắt tiền mà bố mẹ nai lưng lao động, cắn răng bỏ ra để sắm cùng bao nhiêu khoản tiền cần phải chi cho năm học mới, sẽ đẹp đẽ hiên ngang lên nhận những phần thưởng lớn của thành phố về thành tích học hành. Phần thưởng giá trị chỉ bằng nửa giá bộ đồng phục của các cháu cũng là rất quý rồi.
Cứ loanh quanh mấy cái chuyện xứng hay không xứng..., thì hết ngày. Bà hàng nước bảo N. như vậy. Thôi nhắm mắt lại, mà phải nhớ là bà không được bán thuốc lá lẻ nữa, quán nước vỉa hè mà lại không được bán thuốc lá lẻ, nên tự lo bỏ thuốc dần đi cho đỡ hại người.Hà Phạm
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất