Ngày 6/3, ít nhất 18 người tị nạn đã thiệt mạng khi 2 con thuyền chở họ bị lật ở ngoài khơi biển Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ trong hành trình vượt biển sang Hy Lạp.
Bộ trưởng Nội vụ liên bang Đức Thomas de Maizière ngày 22/2 cảnh báo rằng các nước châu Âu chỉ còn hai tuần để thực thi các biện pháp vừa được các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu thông qua tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra cuối tuần qua.
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, thành viên đảng Dân chủ Xã hội (SPD), ngày 15/1 đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chính sách nhập cư và tị nạn của Thủ tướng Angela Merkel.
Ngày 3/1, lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã giải cứu 57 người di cư bị mắc kẹt trên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Aegean khi đang tìm đường tới Hy Lạp để vào châu Âu.
Vụ xâm nhập trái phép này xảy ra khoảng 4 giờ sáng ngày 25/12 tại khu vực Benzu, phía Bắc Ceuta. Một số người di cư không đi đường bộ mà đã bơi qua biển để đến Ceuta - thành phố nhỏ của Tây Ban Nha nằm bên bờ biển Bắc Phi.
Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) cho biết số người tị nạn và di cư vào châu Âu bằng đường biển và đường bộ năm nay đã lên tới gần 991.000 người và dự đoán sẽ cán mốc 1 triệu trong những ngày tới.
Người đứng đầu Chính phủ Đức một lần nữa nhấn mạnh sẽ "không có giới hạn trần" và "không đóng cửa biên giới", đồng thời chính phủ sẽ có những biện pháp cần thiết để hạn chế người tị nạn vào Đức.
Cảnh sát Italy đã bắt giữ 4 kẻ tình nghi buôn người khi những đối tượng này đang tìm cách lẩn trốn trong số 664 người di cư được một con tàu của Na Uy cứu trên biển Địa Trung Hải
Tờ Bild của Đức ngày 2/10 nhận định Thủ tướng Angela Merkel rất có thể sẽ được trao giải Nobel Hòa bình năm 2015 vì những đóng góp của bà để giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư tại châu Âu hiện nay.
Bất ổn ở Syria đã khiến hơn 250.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ đất nước. Do đó, làn sóng di cư mới đổ vào các nước châu Âu có thể sẽ bắt nguồn Liban, nước láng giềng.
Ngày 25/9, người phát ngôn Bộ Nội vụ Đức cho biết ước tính có đến 30% người di cư đến châu Âu đang giả mạo là công dân Syria để được tạo điều kiện thuận lợi khi làm thủ tục nhập cư.
Thế giới đang chứng kiến cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn chưa từng có kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai và với mùa đông đang đến gần ở Bắc bán cầu, cuộc khủng hoảng đó sẽ chỉ càng tồi tệ hơn.
Cảnh sát Đức cũng nhận định đối tượng cầm đầu không còn là các đối tượng cực đoan cánh hữu như trước đây, mà có thể là bất kỳ ai có tư tưởng chống người nhập cư.
Hãng tin độc lập ADN Kronos cho biết, số người di cư nói trên được cứu khi đang di chuyển trên 12 xuồng cao su và 8 thuyền, hầu hết là cũ nát và có nguy cơ chìm bất cứ lúc nào, do số lượng người trên thuyền quá đông.
Ngoại trưởng Luxembourg, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, ông Jean Asselborn đã phát biểu như vậy sau cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ vừa diễn ra tại thủ đô Ankara.