CK ngày 26/11: NĐT chọn chiến lược giữ tiền mặt, VN-Index tiếp tục phá đáy

26/11/2008 16:55 GMT+7 | Thế giới

Sau khi lập đáy mới vào phiên đầu tuần (24/11), chỉ số VN-Index lại tiếp tục phá đáy trong phiên giao dịch sáng nay (26/11), mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tiếp tục giảm, nhưng thông tin này dường như hỗ trợ thị trường khá ít.

Nếu như những phiên trước đó, thị trường giảm mạnh do ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán toàn cầu thì trong phiên giao dịch sáng nay, yếu tố này chỉ đóng góp một phần rất nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm của thị trường chính là sự mất kiên nhẫn của nhà đầu tư trong nước. Bên bán vẫn tiếp tục thực hiện lệnh bán lớn, trong khi phía bên kia, nhiều nhà đầu tư chọn cách đứng ngoài và giữ tiền mặt hơn, nên lượng cầu không thể đáp ứng được bên cung, chính điều này đã làm thị trường rơi tự do.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/11/2008, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 311,74 điểm, giảm 8,59 điểm (tương đương giảm 2,68%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 9.808.060 đơn vị, giảm 7,67% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 251,265 tỷ đồng, giảm 16,68% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 2.176.320 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 102,49 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 11.984.380 đơn vị (tăng 7,15% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 353,752 tỷ đồng (tăng 13,57%).

Những nỗ lực có điểm phiên trước đó đã tan biến ngay khi mở cửa đợt giao dịch đầu tiên trong sáng nay. Khối lượng dư bán thể hiện trên bảng điện tử không quá căng thẳng nhưng bên mua cũng chỉ là những lệnh nhỏ thăm dò thị trường.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 2,13 điểm, xuống 318,2 điểm (tương đương giảm 0,66%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1.389.840 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 34,33 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 34 mã tăng giá, 61 mã đứng giá tham chiếu, 73 mã giảm giá và 3 mã không có giao dịch là BBT, SGH, VHG. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 3 mã tăng trần là DNP, DPC, HSI nhưng có tới 18 mã giảm sàn.

Biến động giá cổ phiếu trong phiên này chỉ dao động nhẹ, không nhiều mã tăng giá trần hoặc giảm hết biên độ. Tính thanh khoản của thị trường đang ở mức thấp khi mà nhiều nhà đầu tư đang chọn tư thế “quan sát” chứ không vội vã gia nhập thị trường. Trong khi đó, viễn cảnh về một tương lai không tươi sáng trên bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn ngày một hiện rõ khi mà các tập đoàn lớn ra nhập danh sách phá sản cần được cứu trợ ngày càng tăng lên.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 7,25 điểm, xuống 313,08 điểm (tương đương giảm 2,26%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 7.513.310 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 194,13 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 311,74 điểm, giảm 8,59 điểm (tương đương giảm 2,68%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 9.808.060 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 251,26 tỷ đồng.

Sáng nay, CTCP Traphaco chính thức niêm yết 8 triệu cổ phiếu trên HoSE với mã chứng khoán TRA. Mức giá tham chiếu cho ngày giao dịch đầu tiên là 79.000 đồng/cp, nâng tổng số mã niêm yết trên HOSE lên 171 mã. Chốt phiên giao dịch đầu tiên của mình, tân binh TRA giảm 19,62% biên độ, tương đương giảm 15.500 đồng, xuống còn 63.500 đồng/cổ phiếu với khối lượng rất khiêm tốn chỉ đạt 630 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công.

Trong tổng số 171 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 27 mã tăng giá (có 4 mã tăng trần là DNP, HSI, SFC, SJ1), 130 mã giảm giá (53 mã giảm sàn), 14 mã đứng giá tham chiếu và 1 mã không có giao dịch là SGH. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 2 mã không còn dư bán là DNP, HSI. Trong khi ở phía đối lập, có tới 37 mã không còn dư mua.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có tới 9 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là PVD. Đáng chú ý, trong đó có 3 mã giảm sàn là FPT, PPC, PVF.

Cụ thể, PVD giữ nguyên mức giá tham chiếu là 67.000 đồng/cổ phiếu. VIC giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,61%), còn 81.500 đồng. HPG giảm 700 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,26%), còn 30.300 đồng. PVF giảm 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,79%), còn 15.900 đồng. PPC giảm 900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,74%), còn 18.100 đồng. VPL giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,99%), còn 100.000 đồng. DPM giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,67%), còn 36.400 đồng. FPT giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,67%), còn 51.000 đồng. VNM giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,27%), còn 74.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 2,1 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 20,97% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 19.900 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 900 đồng (tương đương 4,33%). Tiếp theo là các mã FPT với 629.240 đơn vị (6,42%), HPG với 394.130 đơn vị (4,02%), SSI với 369.700 đơn vị (3,77%), PVF với 305.420 đơn vị (3,11%). Như vậy, tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 38,29% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như , SDN, BAS, SJ1, SFN lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là HSI với mức tăng 4,80% lên 13.100 đồng (tăng 600 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 36 nghìn cổ phiếu. Phiên giao dịch hôm nay có khá nhiều mã được điều chỉnh giá tham chiếu do là ngày giao dịch không hưởng quyền chốt danh sách trả cổ tức nhằm né thời hạn áp dụng thuế thu nhập từ chứng khoán.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SFC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 1.800 đồng lên mức 39.700 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 14 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, BMC là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 4.500 đồng xuống còn 70.000 đồng/cổ phiếu, với gần 35 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, số mã giảm giá và đứng giá được chia đều. Cụ thể, PRUBF1 và MAFPF1 cùng giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.000 đồng và 3.900 đồng/chứng chỉ quỹ. Hai mã VFMVF1 và VFMVF4 cùng giảm 100 đồng xuống còn 8.000 đồng/chứng chỉ quỹ (tương đương giảm 1,23%). và còn 4.600 đồng/chứng chỉ quỹ (tương đương giảm 2,13%).

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 58 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.601.470 đơn vị, bằng 16,33% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VPL được họ mua vào nhiều nhất với 644.380 đơn vị, chiếm 40,24% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như SAV (160.000 đơn vị), REE (90.150 đơn vị), ACL (57.600 đơn vị) và VTO (53.070 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VPL (1438,03%), DHG (99,02%), HRC (95,97%), SAV (91,32%) và RHC (87,07%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

19.900

(900)

-4,33%

2.056.650

FPT

51.000

(2.500)

-4,67%

629.240

HPG

30.300

(700)

-2,26%

394.130

SSI

28.500

(1.500)

-5,00%

369.700

PVF

15.900

(800)

-4,79%

305.420

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

HSI

13.100

600

4,80%

36.070

SFC

39.700

1.800

4,75%

13.640

DNP

11.100

500

4,72%

9.280

ALT

24.500

1.000

4,26%

2.460

NKD

32.800

1.200

3,80%

1.910

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

CLC*

16.800

(2.800)

-14,29%

15.770

CAN*

10.900

(1.600)

-12,80%

13.100

UIC*

10.500

(1.500)

-12,50%

19.920

BMC*

70.000

(4.500)

-6,04%

34.850

SSI

28.500

(1.500)

-5,00%

369.700

VNM:Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền, tỷ lệ 19%
SSI: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền, tỷ lệ 10%
BMP: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2008 bằng tiền, tỷ lệ 10%
CLC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền, tỷ lệ 20%
BMC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 3/2008 bằng tiền, tỷ lệ 10%
DMC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2008 bằng tiền, tỷ lệ 10%
PAC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền, tỷ lệ 7%
SJ1: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền, tỷ lệ 8%
TTC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2007, tỷ lệ 2% và đợt 1/2008 bằng tiền, tỷ lệ 3%
TTP: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền, tỷ lệ 8%
CAN: Ngày GDKHQ nhận tạm ứng cổ tức năm 2008 bằng tiền, tỷ lệ 12%
UIC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2008 bằng tiền, tỷ lệ 10%
TRA: Ngày giao dịch chính thức 8 triệu cổ phiếu trên HOSE, giá tham chiếu 79.000 đồng


Mất mốc 100 điểm, sàn Hà Nội vỡ bờ…

Sau phiên giao dịch giằng co nhưng trong xu thế chính là giảm điểm, chỉ số HASTC-Index trên sàn Hà Nội đã chính thức phá vỡ mốc khởi đầu 100 điểm. Tuy nhiên, tính thanh khoản trong phiên giao dịch sáng nay đã phần nào được cải thiện khi nhiều nhà đầu tư tăng mua với hy vọng bắt đáy thị trường. Trong khi đó, lượng cung mạnh vẫn áp đảo lượng cầu khiến hầu hết các cổ phiếu không thể tăng giá.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/11/2008, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 99,56 điểm, giảm 5,68 điểm (tương đương giảm 5,40%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 7.469.800 đơn vị, tăng 41,43% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 182,44 tỷ đồng, tăng 36,74%.

Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 3 cổ phiếu là MIC, PVC và VCG với tổng khối lượng giao dịch là 183.200 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 14,48 tỷ đồng. Trong đó, mã MIC được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 169.200 cổ phiếu tương đương giá trị giao dịch là 14,23 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch hôm nay đạt 7.653.000 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch đạt 196,92 tỷ đồng.

Trong phiên này, có tổng cộng 7.167 lệnh mua với tổng khối lượng là 8.520.100 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 6.781 với tổng khối lượng bán là 12.157.700 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là ACB, KLS, VCG với khối lượng đặt tương ứng là 1.513.000, 1.225.900, 702.300 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là ACB, KLS, VCG với khối lượng đặt tương ứng là 2.388.500, 1.805.100, 845.000 đơn vị.

Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là VTS, VDL, CTN với khối lượng đặt tương ứng là 10.000, 6.300, 5.500 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là ACB, KLS, VCG với khối lượng đặt tương ứng là 875.500, 579.200, 142.700 đơn vị.

Trong số 161 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 27 mã tăng giá (3 mã tăng trần là KMF, NPS, CTC), 117 mã giảm giá (10 mã giảm sàn), 9 mã đứng giá tham chiếu là HPS, PTS, TBC, TST, VNR, ONE, SPP, THT, MKV và 8 mã không có giao dịch là C92, CJC, HEV, LBE, PJC, VC6, HSC, TPP. Đáng chú ý về cuối phiên, có 37 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, chỉ còn 2 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần là CTC, KMF.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 mã giảm giá và 1 mã đứng giá tham chiếu. Cụ thể, VNR giữ nguyên mức giá tham chiếu là 26.100 đồng, với 15.100 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Còn lại, BTS giảm 400 đồng/cổ phiếu, chỉ còn 9.600 đồng (tương đương giảm 4,00%), với 32.400 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC giảm 500 đồng/cổ phiếu chỉ còn 10.900 đồng (tương đương giảm 4,39%), với 146.000 cổ phiếu được giao dịch thành công. VCG giảm 800 đồng/cổ phiếu, chỉ còn 13.600 đồng (tương đương giảm 5,56%), với 702.300 cổ phiếu được giao dịch thành công. KBC giảm 900 đồng/cổ phiếu chỉ còn 35.900 đồng (tương đương giảm 2,45%), với 104.900 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVI giảm 1.400 đồng/cổ phiếu, chỉ còn 24.100 đồng (tương đương giảm 5,49%), với 228.000 cổ phiếu được giao dịch thành công. BVS giảm 1.400 đồng/cổ phiếu, chỉ còn 24.000 đồng (tương đương giảm 5,51%), với 432.300 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVS giảm 1.700 đồng/cổ phiếu, chỉ còn 30.100 đồng (tương đương giảm 5,35%), với 508.100 cổ phiếu được giao dịch thành công. NTP giảm 2.200 đồng/cổ phiếu, chỉ còn 38.400 đồng (tương đương giảm 5,42%), với 156.600 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là ACB với hơn 1,41 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 41.600 đồng/cổ phiếu, giảm 1.400 đồng (tương đương 3,26%).

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là NPS đạt 23.200 đồng/cổ phiếu, tăng 1.500 đồng (tương đương 6,91%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 3 nghìn cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là NST khi tụt xuống mức 12.100 đồng/cổ phiếu, giảm 900 đồng (tương đương 6,92%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 500 cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì NPS cũng là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 1.500 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là cổ phiếu TCS tăng 1.200 đồng, lên mức 25.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là 100 cổ phiếu. Ngược lại, VSP tiếp tục là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.700 đồng/cổ phiếu. Tiếp theo là SCJ giảm 2.500 đồng, xuống còn 39.600 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 31 nghìn cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 16 mã với tổng khối lượng là 227.100 cổ phiếu và bán ra 14 mã với tổng khối lượng là 467.200 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là VCG khi mua vào 150.000 đơn vị, chiếm 21,36% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là KLS, NTP, PVS, MCO với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 50.000, 15.000, 5.000, 1.700 cổ phiếu.

Mã VCG vẫn được khối ngoại bán ra nhiều nhất với 200.000 cổ phiếu, chiếm 28,48% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là BCC, MIC, HPC, BTS với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 85.000, 64.300, 37.300, 27.300 cổ phiếu.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

ACB

41.600

(1.400)

(3,26)

1.410.200

KLS

15.100

(900)

(5,63)

1.225.900

VCG

13.600

(800)

(5,56)

702.300

PVS

30.100

(1.700)

(5,35)

508.100

BVS

24.000

(1.400)

(5,51)

432.300

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

NPS

23.200

1.500

6,91

2.900

CTC

13.200

800

6,45

100

VBH

16.600

900

5,73

100

KMF

7.500

400

5,63

10.500

SDS

16.100

800

5,23

4.100

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

NST

12.100

(900)

(6,92)

500

DC4

19.000

(1.400)

(6,86)

8.400

BTH

10.900

(800)

(6,84)

10.800

TDN

26.000

(1.900)

(6,81)

200

SSM

9.600

(700)

(6,80)

100

NPS: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền, tỷ lệ 40%

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm