Những bước đường thầm lặng của cô giáo trẻ miền sơn cước...

06/04/2009 21:15 GMT+7 | Một chuyến đi

(Bài dự thi)- Mỗi con người sinh ra, ai cũng có những ước mơ, hoài bão của mình, và vun đắp cho những ước mơ ấy lớn dần, lần dần và trở thành sự thực. Nhưng trong cuộc sống này, không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện những ước mơ dù nhỏ bé nhất của cuộc đởi mình.

Khi những đứa trẻ ở thành phố, được học hành và có điều kiện để phát huy những thế mạnh và ước mơ của mình, thì ở đâu đó, có những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên những mảnh cao nguyên xa xôi, và dường như những thụ hưởng của cuộc cuộc sống với chúng quả là thiếu thốn.


Nói đến ước mơ, những đứa trẻ còn không biết, tại sao vậy ? Bởi lẽ, chúng không được học hành tử tế, điều kiện sống nghèo nàn lạc hậu ở dân bản vùng cao đã khiến cho những ước mơ lún sâu vào cát bụi, và sẽ không bao giờ được nhắc đến, nếu... không có những cô giáo trẻ vùng cao.


Những cô giáo trẻ vùng cao là những người phụ nữ tuyệt vời. Bởi vì chính họ đã khơi dậy những ước mơ tiềm ẩn của những đứa trẻ vùng cao. Cuộc sống dù khó khăn gian khổ, nhưng những bước chân của những cô giáo trẻ, vượt đèo vượt suối đến “gõ cửa của những ước mơ” như một lời cầu xin thân thiết của tấm lòng những người  nghề giáo viên.

Là một giáo viên vùng cao, tình nguyện công tác tại vùng miền cao nguyên xa xôi, những cô giáo trẻ, những con người có tấm lòng vàng thực hiện ước mơ của chính mình và cũng là ước mơ của rất nhiều người khác. Đó là “một ngày nào đó, sẽ nhìn thấy những ước mơ, những thành công của những con người đến từ miền sơn cước”. Điều đặc biệt các cô không quản ngại những khó khăn gian khổ trước cuộc sống nơi đây, các cô hy vọng những đứa trẻ ở đây có thể thành công để xây dựng quê hương tốt đẹp hơn.

Tâm sự của một cô giáo trẻ : “Lần đầu tiên tôi lên công tác, trường học chỉ có 15 học sinh. Vào một ngày đầu năm, đến trường nhưng không một đứa trẻ nào đến lớp. Chúng tôi đã khóc...”

Nhưng giọt nước mắt ấy là những giọt nước mắt của đau xót và thương cảm cho những đứa trẻ ấy vì cuộc sống ở đây còn nghèo lắm, còn khổ lắm. Thế rồi, các cô giáo trẻ đã phải đến gõ cửa từng nhà, leo đèo vượt suối, đến bản này hết bản nọ chỉ với mục đích là vận động các em trở lại trường đi học. Khó khăn chồng chất khó khăn, khi cha mẹ chúng, vốn không được học tập và không được tiếp cận những tiến bộ của xã hội, nên công tác vận động trở nên khó khăn hơn.

Để vận động được các em trở lại trường, các cô giáo đã phải trải qua những chuyến đường gian khổ và cuối cùng cũng chỉ vì “các cô sẽ đi hết chặng đường mà các cô phải đi” là đến “gõ cửa ước mơ “ của những đứa trẻ.

“Bây giờ thì chúng tôi đã hoàn thành được ước mơ của mình đó là gõ cửa những ước mơ của những đứa trẻ ấy”.

Các bạn ạ ! Con đường để “gõ của những ước mơ” của những đứa trẻ vùng cao là một chặng đường dài và vô cùng khó khăn, nhưng dù sao chuyến đi ấy cũng thành công. Cảm ơn những người giáo viên ấy, những người đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình để chắp cánh cho những ước mơ hoài bão bay xa.

 Dương văn Quý

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm