V.League 2017 nhìn từ số thẻ phạt

11/03/2017 05:56 GMT+7 | V-League

(Thethaovanhoa.vn) - Đó là số lượng thẻ đỏ và thẻ vàng giảm so với cùng kỳ 8 vòng đấu của mùa giải trước. Cụ thể, sau 8 vòng đấu của mùa giải trước thì có tới 11 thẻ đỏ được các trọng tài rút ra. Trung bình mỗi trận là 0,2 thẻ. Mùa giải này, các ông Vua áo đen chỉ rút ra 4 thẻ (0,07 thẻ/trận). Số lượng thẻ đỏ giảm đột biến trong khi thẻ vàng chỉ giảm nhẹ. 206 thẻ vàng mùa trước so với 205 thẻ vàng ở mùa này.

Thẻ phạt không hẳn là hệ quy chiếu để nói đến nạn bạo lực. Mà cần phải xét ở nhiều yếu tố tổng thể như mức độ hành vi của cầu thủ, quyết định của trọng tài,... để nói lên bản chất của nạn bạo lực. Tuy nhiên, thẻ phạt là một lăng kính để soi chiếu vấn đề bạo lực.

V-League 2017 vẫn còn đó những hành vi xấu, bạo lực. Điển hình như những hành động tục tĩu của Pape Omar (FLC Thanh Hóa) nhắm đến các cổ động viên S.Khánh Hòa BVN hay như tình huống vào bóng được BTC xác định là “liều lĩnh” của Hoàng Vũ Samson (Hà Nội) vào Châu Ngọc Quang. Thế nhưng, khó có thể phủ nhận về sự thay đổi trong ý thức chơi bóng của các cầu thủ. Tình trạng bạo lực, sự va chạm trong bóng đá là điều khó tránh khỏi. Giải pháp tối ưu chỉ là hạn chế chứ không thể đẩy lùi hoàn toàn nó.

Có vẻ như, sau sự việc của Anh Khoa đã cảnh tỉnh giới quần đùi áo số về cái gọi là đạo đức sân cỏ, tôn trọng nghề nghiệp của đồng nghiệp và cũng là chính mình, các cầu thủ đã dần có nếp nghĩ.

V.League 2017: Khi ngoại binh lép vế

V.League 2017: Khi ngoại binh lép vế

Việc một số nội binh vùng lên để đứng “ngang hàng”, thậm chí vượt trội so với ngoại binh nói lên điều gì?

Song, thật khó để đưa ra một con số chính xác để nói về việc nạn bạo lực giảm bao nhiêu phần trăm hay giảm như thế nào. Mà ở đó, chỉ có thể ước lượng về cái gọi là giảm đó. Con số thẻ phạt cũng là một kênh để tham khảo.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất vẫn nằm chính nội tại của đội bóng và cầu thủ. Đội bóng cần xây dựng chế tài phạt thật nặng với hành vi chơi xấu, đồng thời nên khuyến khích, tương dương những hành động đẹp. Họ cũng cần “bổ túc” thêm nếp nghĩ cho các cầu thủ. Trong khi đó, bản thân cần thủ phải hiểu được đôi chân là “cần câu cơm” và nhìn xa hơn là nếu không đá bóng thì một cầu thủ có thể làm được gì. Trước khi nghĩ cho đồng nghiệp, các cầu thủ phải tự đặt mình trong hoàn cảnh của đồng nghiệp. Trường hợp của Anh Khoa là ví dụ. Có như thế, mỗi cầu thủ mới ý thức được vấn đề trên sân cỏ, mới thấy rõ mức độ nghiêm trọng khi xảy đến. Và quan trọng, bản thân cầu thủ không được phép nghĩ ích kỉ cho mình.

“Đá xấu, đá láo, đá thô bạo là khinh thường người hâm mộ”, lời của Chủ tịch Hội CĐV SHB Đà Nẵng, Trần Văn Hồng như lời nhắc nhở cũng như cảnh tỉnh các cầu thủ về nghề nghiệp của họ.

Khi đã xác định dấn nghiệp vào sân và chủ thể để nuôi họ là khán giả thì câu chuyện tôn trọng, ý thức nghề nghiệp là điều quan trọng. Nếu nghĩ được điều đó, thì mới nghĩ đến chuyện chuyên nghiệp trong bóng đá.

Nam Giao
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm