Tư cách pháp lý của AVG khi ký hợp đồng với VFF

16/02/2012 12:05 GMT+7 | V-League

(TT&VH) - Để lý giải AVG có đủ tư cách ký hợp đồng bản quyền truyền hình hay không, cần căn cứ vào thời điểm ký hợp đồng của VFF và AVG là ngày 8/12/2010, khi mà VPF đã đưa ra Điều 3 Thông tư số 07/2011/TT-BTTT của Bộ Thông tin Truyền thông ngày 01/3/2011 - quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh truyền hình để cho rằng AVG không được phép sản xuất tác phẩm báo chí là việc không có căn cứ. Bởi vì, AVG không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước những văn kiện hay sự kiện pháp l‎ý của xã hội diễn ra sau đó. 


AVG hoàn toàn có quyền sở hữu bản quyền truyền hình bóng đá VN. Ảnh : VSI

AVG chỉ là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế. Nếu giả sử, AVG sai theo quy định của Luật Báo chí, tức là AVG không được phép thực hiện quyền phát sóng các chương trình truyền hình (chưa có giấy phép truyền hình) thì hệ thống pháp luật cũng không cấm AVG không được sở hữu “quyền đó” theo hợp đồng. Và giả sử nếu AVG thực hiện “quyền” khi mà chưa được phép thì sẽ chịu chế tài xử lý khác (ví dụ như phạt hành chính) nhưng không thể bác bỏ được "quyền" mà AVG đã mua.

Tại Điều 9 Bộ luật Dân sự về nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự quy định:

“1. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Khi các quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

a) Công nhận quyền dân sự của mình;

b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;

c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

đ) Buộc bồi thường thiệt hại.”

Luật sư-Hoàng Kim Thoa

Công ty Luật TNHH QTC


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm