PCT VFF Nguyễn Lân Trung: Ông “Phó 7 trong 1”

19/02/2010 14:28 GMT+7 | Các ĐTQG

(TT&VH) - Trong số các lãnh đạo hiện nay của VFF, khó có ai sở hữu nhiều chức danh khác nhau như PCT phụ trách Truyền thông & Đối ngoại Nguyễn Lân Trung. Tính sơ qua thì ông Nguyễn Lân Trung hiện đang đảm nhiệm tới 7 chức vụ khác nhau, nhưng chuyện về ông Trung không chỉ có như thế.

Bóng đá tình cờ

Làm bóng đá có vẻ là chức vụ “vớ vẩn” nhất, và cũng không hoàn toàn giống với những người anh em khác trong đại gia đình có tới 8 người con của cố Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, đều là Giáo sư hoặc Tiến sĩ thường hoạt động trên lĩnh vực khoa học, nhưng nó lại giúp cho ông Trung được nhắc tới và được xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện đại chúng.


Ông Trung và Calisto là 2 người bạn bên cạnh mối quan hệ công việc

Là UV của Đoàn chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) VN phụ trách mảng giáo dục và thể thao, nên khi

Cũng từng là cầu thủ

Ông Lân Trung từng giữ vị trí tiền vệ phải với chiếc áo mang số 7 trong thành phần ĐT SV VN giai đoạn đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Khi đó, ông Trung cùng ĐT SV VN thi đấu ở giải hạng B với những đối thủ như Xe lửa Gia Lâm, Đo lường, Công an B. Trong giai đoạn từ năm 1972 đến năm 1974, ĐT SV VN đã được tập trung huấn luyện dài hạn tại ĐH TDTT Từ Sơn dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng Phạm Quang, Trưởng phòng Các ĐTQG và Đào tạo trẻ VFF khóa V và hiện là GĐ Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ QG.

VFF khóa III cách nay hơn chục năm, “đánh” công văn sang Hội LHTN để xin một đại diện từ Hội LHTN cơ cấu vào thành phần BCH VFF, ông Trung được lựa chọn và đã gắn bó với VFF từ bấy đến nay.


Năm 2000, ông Lân Trung bắt đầu sự nghiệp “giúp việc” cho các ông thầy ngoại của mình bằng chuyến sang Italia tham dự Cúp mùa Đông cùng ĐT U23 VN, khi đó do HLV Rainer Willfeld dẫn dắt. Là người Đức nhưng ông Willfeld lại khá thạo tiếng Pháp, và đấy là lý do khiến 2 người sớm tìm được tiếng nói chung.

Sau khi ông Willfeld rời Việt Nam, ông Lân Trung cũng có thời gian làm việc cùng HLV Alfred Riedl, nhưng do ông thầy người Áo có phong thái làm việc hơi lạnh, và ông Riedl cũng không nói sõi tiếng Pháp như HLV Willfeld nên giữa họ chỉ đơn thuần là quan hệ công việc.

Bạn thân của ông Calisto

Phải tới khi HLV Calisto trở thành HLV trưởng ĐT VN từ đầu năm 2008, ông Lân Trung mới như tìm được tri kỷ đích thực của mình. Ông Trung hào hứng: “Riêng với HLV Calisto thì tôi có sự quý mến đặc biệt. Ông Willfeld là nhà giáo, nhà sư phạm, rất chỉn chu và bài bản, nhưng nhược điểm là hơi ít kinh nghiệm “trận mạc” thực tiễn. Còn HLV Riedl thì hơi hơi lạnh, không thật sự gần gũi, luôn có sự phân biệt vai thứ rõ ràng, không hợp với tôi. Tính cách của tôi là hòa đồng, dân dã, thích quan hệ rộng, và HLV Calisto hợp với tôi ở chỗ đó. Chúng tôi hợp nhau không chỉ vì cùng sử dụng thành thạo tiếng Pháp, mà còn cả về tính cách, chẳng hạn như cả tôi lẫn ông Calisto đều sôi nổi nhiệt tình, tôi thích làm công tác xã hội thì ông Calisto cũng như vậy. Mặt khác, trong thời gian vừa qua, chúng tôi liên tục đi với ĐT nên có nhiều dịp để gần gũi với nhau hơn, và thực sự với tôi, HLV Calisto có thể chia sẻ tất cả”.

Các chức danh hiện tại của ông Nguyễn Lân Trung

1. Phó hiệu trưởng Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội
2. PCT phụ trách Truyền thông & Đối ngoại VFF
3. PCT Hội các nhà ngôn ngữ học Việt Nam
4. TTK Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài
5. PCT kiêm TTK Hội hữu nghị Việt Pháp (TP. Hà Nội)
6. UV Đoàn chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên VN
7. UV BCH Hội chữ thập đỏ VN

Thậm chí, ở VFF còn có thỏa thuận bất thành văn là hễ có bất cứ vấn đề nào liên quan tới HLV Calisto thì Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ giao cho ông Lân Trung xử lý. Ngược lại, HLV Calisto khi có vướng mắc gì với VFF thì cũng cậy nhờ tới chiếc cầu nối là ông Lân Trung để tìm cách giải quyết.


Gần gũi với HLV Calisto là thế, nhưng liệu có khi nào ông Trung cảm nhận được khó khăn vì sự xung đột giữa vai trò người bạn và lãnh đạo VFF? “Có chứ, vì tôi luôn tìm cách phải làm sao để tận dụng vai bạn mà giải quyết được vai quan chức VFF. Nguyên tắc của tôi là không đứng hẳn về một bên nào đó mà luôn cố gắng tìm ra điểm chung. Ông Calisto tin tôi, tôi lại đối xử với ông Calisto như bạn nên ông ấy hiểu là tôi không bao giờ làm gì có hại cho ông, và VFF làm gì cho ông ấy là làm hết khả năng và không thể khác được, hay do điều kiện quy định như thế. Tất nhiên, cũng có lúc tôi phải thuyết phục ngược lại VFF, cái gì nhỏ nhỏ mà thấy có lợi cho ông Calisto thì tôi nói, mà về cơ bản hầu như cái gì đề xuất cũng đều được chấp thuận, vấn đề là ông Calisto có nói ra không, hay tôi có nhìn ra không mà thôi”.


Ông Trung còn từng làm “bà mối” của Công Vinh với ca sĩ Pha Lê

Từng làm việc với các đời HLV ngoại khác nhau của ĐTVN, ông Lân Trung đưa ra đúc rút: “Điều quan trọng là những HLV ngoại ở Việt Nam luôn gặp phải những khó khăn nhất định, không đơn thuần chỉ là về ngôn ngữ, mà còn về cách suy nghĩ, tư duy, do 2 bên không tìm được tiếng nói chung. Tôi đã học ở châu Âu 7 năm nên có thể nói là biết cả suy nghĩ của người châu Âu lẫn người Việt, và cách làm việc của tôi là để người Việt hiểu được lối tư duy của người nước ngoài và người nước ngoài hiểu được lối tư duy của người Việt. Từ đó, tự nhiên ông HLV trưởng cũng như lãnh đạo VFF xích gần với nhau hơn. Vì thế, nhiều lúc không phải cái gì to tát trọng đại lắm đâu, nhưng chỉ cần một chút thì 2 bên đều vui vẻ cả. Thế thì việc chung trở nên ổn thỏa, từ chỗ đó, các HLV ngoại cũng khoái tôi, không phải chỉ vì công việc đâu, mà vì tôi còn là một nhà ngôn ngữ, một thầy giáo nên có nhiều chủ đề để đàm đạo cùng nhau”.

Bí quyết “7 trong 1” của ông Lân Trung

Ông Trung thừa nhận rằng những công việc ông làm phải “nổi và hiệu quả” thì ông mới làm. Điều đó có vẻ không chỉ riêng mình ông tâm niệm. Nhưng để cả 7 chức vụ và công việc cùng hiệu quả (phần nào) thì không đơn giản. Ông Trung tiết lộ bí quyết: “Quan trọng nhất là phải có đam mê, tiếp theo phải có kiến thức về lĩnh vực về mà mình làm việc. Sau khi đã có đam mê thì mình tự biết cần phải làm gì, còn kiến thức sẽ giúp cho công việc hiệu quả. Vả lại, các cương vị công tác của tôi đều ở cấp độ lãnh đạo nên quan trọng nhất là phải xây dựng cho mình được một ê-kíp làm việc. Nhờ ê-kíp hỗ trợ công việc nên không phải lúc nào tôi cũng cần phải xuất hiện, mà chỉ cần làm đường hướng, kiểm tra kiểm soát công việc của cấp dưới là đủ. Nếu xây dựng được một ê-kíp có năng lực và trách nhiệm thì sẽ giúp ích cho mình rất nhiều, và mình chỉ đứng ở cương vị điều phối, lúc nào cần xuất hiện nhất thì sẽ xuất hiện, còn cơ bản vẫn điều hành bằng ê-kíp, quan trọng nhất là để ê-kíp đó chuyển động theo hướng mà mình mong muốn”.

“Trên thực tế cũng có những lúc trùng lặp chuyện nọ chuyện kia, nhưng với cách sắp xếp của tôi và trong cả tổ chức không chỉ có một mình tôi nên tôi vẫn có thể thực hiện tốt công việc”.

Hoàng Huy

HLV Calisto trong mắt ông Lân Trung

Được biết tới như là một HLV ngoại nổi tiếng nóng tính và luôn rất khắt khe với vấn đề kỷ luật chiến thuật, nhưng trong cả cuộc sống cũng như công việc, không phải lúc nào HLV Calisto cũng tỏ ra cứng nhắc, khô khan.

Chẳng hạn như ông ấy tỏ ra rất thoáng nếu chẳng may lái xe có đến đón mình muộn hơn so với giờ giấc đã thỏa thuận, hay nếu có cầu thủ nào thực sự cần rời khỏi ĐT vì lý do chính đáng thì ông cũng sẵn sàng giải quyết. Theo tôi được thấy, ông Calisto là một trong những HLV ngoại tỏ ra thích nghi nhanh chóng nhất với đời sống bản địa, và thực tế là ông ấy cũng rất chịu khó tìm hiểu.

Còn tại sao HLV Calisto dù ở Việt Nam ngót nghét chục năm nhưng vẫn không nói thạo tiếng Việt thì ông Calisto có giải thích rằng tiếng Việt của ông ấy kém quá, có lúc nói một đằng người nghe lại hiểu một nẻo, thậm chí còn bị cười, và bản thân HLV Calisto đã từng gặp chuyện tréo ngoe như vậy nên ông đã quyết định sẽ không nói tiếng Việt nữa.



Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm