Các ông bầu lần lượt chia tay bóng đá Việt Nam

06/10/2012 10:04 GMT+7 | V-League

(TT&VH)- Mới đây, việc Chủ tịch CLB N.SG Nguyễn Vĩnh Thọ gửi thư đến LĐBĐ TP.HCM (HFF) bày tỏ ý định rời bỏ bóng đá, đồng thời trả lại đội bóng cho TP.HCM không phải là điều quá khó hiểu bởi trong những năm qua, không ít lần người ta được chứng kiến các doanh nghiệp vì những lý do khác nhau mà rời bỏ bóng đá.

Trước thềm mùa giải 2007, nhà tài trợ cho SLNA ở 3 mùa giải trước là công ty cổ phần bảo hiểm PJICO xin rút lui. Một nhà tài trợ mới là công ty Tài chính thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã nhận tài trợ cho đội bóng xứ Nghệ để kể từ V-League 2007, đội bóng thi đấu với tên mới là CLB TCDK.SLNA.

Cũng ở mùa giải 2007, bóng đá Nam Định chia tay nhà tài trợ Mikado để chuyển giao cho nhà tài trợ mới Đạm Phú Mỹ và tham dự V-League 2007 với tên gọi ĐPM.Nam Định.Một năm sau, bóng đá Việt Nam tiếp tục chứng kiến 2 đội bóng chia tay nhà tài trợ. Sau 3 năm gắn bó, bắt đầu từ mùa giải 2008, đội bóng đất võ tạm biệt doanh nghiệp Pisico để tiếp nhận nhà tài trợ mới Boss và đổi tên thành Boss Bình Định tham dự V-League 2008.



Bóng đá Việt Nam đang sa sút sau sự rút lui hàng loạt của các doanh nghiệp. Ảnh: V.S.I

Còn bóng đá Hải Phòng sau khi giành ngôi á quân giải hạng Nhất 2007 kèm theo chiếc vé thăng hạng chuyên nghiệp mùa giải 2008, đã được chuyển giao từ doanh nghiệp Vạn Hoa sang cho Xi măng Hải Phòng quản lý.Cuối năm 2008, đến lượt Cảng Sài Gòn tuyên bố không còn kinh phí để duy trì đội bóng ở sân chơi chuyên nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc phiên hiệu Cảng Sài Gòn bị xóa bỏ, chỉ còn nhà tài trợ chính là Công ty Thép Việt Nam, vì thế đội bóng được đổi tên thành CLB TP.HCM để tham dự V-League 2009.

Kết thúc mùa giải 2009, cho dù trụ hạng thành công ở mùa giải đầu tiên thăng hạng chuyên nghiệp nhưng do không đủ kinh phí nuôi đội bóng nên cuối cùng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã quyết định chuyển giao đội bóng cho ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) quản lý để tiếp tục thi đấu ở V-League 2010.

Cũng trong năm này, đội bóng giàu truyền thống nhất Việt Nam là Thể Công được chuyển giao cho Thanh Hóa để tham dự V-League 2010.

Cách đây gần 2 năm, đội bóng đất Cảng thêm một lần nữa chia tay nhà tài trợ Xi măng Hải Phòng sau khi được chuyển giao cho Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam và được đổi tên thành Vicem Hải Phòng.

Còn gần đây nhất, sau khi kết thúc mùa giải năm ngoái, bức xúc vì công tác trọng tài cũng như quá chán nản và mệt mỏi với cách làm bóng đá thiếu chuyên nghiệp, đến lượt tập đoàn Hòa Phát nói lời chia tay với CLB HP.HN sau tròn 8 năm gắn bó để chuyển giao lại cho HN.ACB của bầu Kiên.

Thực tế c
ho thấy trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp lớn đã bỏ bóng đá sau quãng thời gian ngắn gắn tên. Thậm chí trước HP.HN ở mùa giải năm ngoái, từng có Thể Công, Cảng Sài Gòn, Ngân hàng Đông Á, Quân khu 4 cũng biến mất khỏi bản đồ bóng đá Việt Nam. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay, nhiều khả năng trong thời gian tới, người ta sẽ còn được chứng kiến nhiều doanh nghiệp nữa rời bỏ bóng đá

Thành Quang

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm