Đêm của những “cặp đôi hoàn hảo”

22:06 04/02/2012


Tiếp nối những cảm xúc của đêm thơ thứ nhất, 20h30 ngày 03/2/2012 tại thành phố Hạ Long đã diễn ra đêm thơ thứ hai. Với sự dàn dựng công phu, các nhà thơ Việt Nam và bạn thơ quốc tế đã mang đến cho người yêu thơ một đêm tràn đầy cảm hứng sáng tạo, yêu thương, sẻ chia ấm áp. Những vần thơ đã thực sự nối những nhịp đập trái tim gần lại với nhau…

>> Chuyên đề: Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương I

Đêm thơ thứ hai có sự đổi mới so với đêm trước, đó là các nhà thơ quốc tế và Việt Nam cùng lên đọc thơ của nhau bằng tiếng Việt, tiếng Anh và các ngôn ngữ của dân tộc mình.

Nhà thơ Giang Namvà nhà thơ Sue Wootton đọc bài thơ "Quê hương" (nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai chuyển ngữ sang tiếng Anh).

Nhà thơ Nicolai Pereiaslov đọc bài "Con tàu nhỏ" bằng tiếng Nga và dịch giả Thúy Toànđọc bản tiếng Việt do ông dịch.

Nhà thơ Aruna Gosh đọc bài thơ "Bài ca về Việt Nam" (tiếng Anh), nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đọc bản tiếng Việt do nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai chuyển ngữ.

Nhà thơ Sukrita Kumarđọc bài "Tốc độ của thời gian" (Nguyễn Trọng  Tạo) bằng tiếng Anh và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đọc bài "Bước tiến của kẻ hành hương" của Sukrita bằng tiếng Việt.

Các nhà thơ đọc thơ bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Việt (dịch giả Điền Tiểu Hoa- đứng giữa) và tiếng Anh.

Nhà thơ Ahn Kyung Hwan đọc hai bài thơ của Hồ Chí Minh.bằng tiếng Việt do chính ông dịch và bằng tiếng Hàn Quốc quê hương ông.

Nhà thơ Vũ Quần Phương đọc bài thơ "Gửi các bạn thơ" và nhà thơ Sue Wootton đọc bản tiếng Anh do Nguyễn Phan Quế Mai chuyển ngữ.

Nhà thơ Sabina Meseg trước khi đọc bài thơ "Trà thảo dược" đã bày tỏ sự xúc động đặc biệt của mình khi được đón chào tại Việt Nam bằng những tình cảm nồng ấm, hiếu khách. Chị cũng chia sẻ rất thành thật: "Tôi được biết Vịnh Hạ Long của Việt Nam cùng nằm trong danh sách bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới với Biển Chết của chúng tôi - đất nước Israel - và khi Vịnh Hạ Long được chọn còn Biển Chết thì không, tôi đã rất buồn. Nhưng khi đến Việt Nam và được đi thăm Vịnh, mặc dù trong khoảng thời gian rất ngắn, nhưng tôi đã hiểu Vịnh Hạ Long được bầu chọn là đúng, điều này thật tuyệt vời." Bài thơ được nhà thơ Nguyễn Việt Chiến thể hiện bản tiếng Việt.

Bài thơ của Sabina Mesegđược trình bày trên một tờ giấy khá dài với những chữ cái được in rất to, chị giải thích: "Không phải là điều gì quá đặc biệt, chỉ đơn giản là vì mắt tôi nhìn không rõ nên phải in bài thơ vào một tờ giấy dài như thế này". Đọc thơ xong, Sabina Meseg cuộn tờ giấy lại và thắt một chiếc nơ rất xinh xắn.

Nhà thơ Vương Trọng đọc bài "Nói với cô gái trên tờ lịch treo tường"

Nhà thơ Mariko Nagai đọc bài "Những con sếu" bằng tiếng Nhật, sau đó nhà thơ Hữu Việt chuyển ngữ và đọc bản tiếng Việt.

Nhà thơ Paritha Raha đọc bài "Cát" của nhà thơ Trần Quang Quý bằng tiếng Anh, nhà thơ Trần Quang Quý "đáp lễ" với bài "Facing the Ophthalmologist - Đối diện với bác sỹ nhãn khoa" của Paritha Raha bằng tiếng Việt do chính anh dịch.

Nhà thơ Marjrie Evascovà nhà thơ Lê Khánh Mai.

Nhà thơ  Cyril WOng đã đọc một khổ thơ ngắn trích từ bài "Nỗi buồn Satori" và trình bày bài hát "Mùa hạ" của Gershwin với giọng ca vô cùng ấn tượng, theo nhà thơ Vương Trọngcảm nhận là: "Âm thanh giống y như một loại nhạc cụ..."

Nhà thơ Yuka Tsugoshivà nhà thơ Bằng Việt.

Nhà thơ Natsuishi đọc chùm thơ Haiku của mình bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, nhà thơ Hữu Việt đọc bản tiếng Việt do anh chuyển ngữ ngay trong buổi chiều cùng ngày. Đặc trưng của thơ Haiku là khi đọc, mỗi bài đều được đọc hai lần.

Nhà thơ Wu Rong Fungâm chùm thơ về vịnh Hạ Long được ông viết trong buổi chiều đi thăm vịnh, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đọc bản tiếng Việt.

Nhà thơ Guzal Begim và nhà thơ Azam Abidov trình diễn tác phẩm "Độc thoại" của Navoi. Navoilà nhà thơ nổi tiếng thế kỷ XV, ông được coi là "cha đẻ" của thơ ca Uzbekistan.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, nhà thơ Dinah Sianturi và nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai.

Nhà thơ Hữu Thỉnh tổng kết đêm thơ thứ hai tại Liên hoan thơ Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ I.

Đêm thơ dừng lại vào lúc 23h45 mặc dù còn rất nhiều bài thơ hay được gửi đến từ trước và có cả những bài thơ được viết khi các thi sĩ đến thăm Việt Nam; các nhà thơ còn lưu luyến không khí thi ca trong hội trường, cùng nhau lưu lại những bức ảnh kỷ niệm cuộc gặp gỡ đặt biệt này.

Theo VanVN.Net

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự