30/10/2011 08:00 GMT+7
(TT&VH Cuối tuần) - Tuần vừa rồi, lại thêm đòn nữa đánh vào ý chí đi xe bus của người dân sau màn lái, phụ xe bắt khách quỳ lạy mới mở cửa. Câu chuyện thay đổi giờ đi học đi làm cho đỡ tắc đường ở Hà Nội nhanh chóng đi vào… lộ trình, có nghĩa là chẳng biết khi nào thì thực hiện. Ngành giao thông quả thật khó khăn khi phải đổ lỗi, đầu tiên là phương tiện, hết ô tô, sang xe máy, rồi xe máy quay lại ô tô… Giờ đến lượt công chức chịu trách nhiệm trong giờ cao điểm. Đúng thôi, ai bảo cứ đi ra đường…!
Nếu người ta bớt xây những chung cư, những văn phòng, những trung tâm thương mại cao ngất ngưởng trong những con phố nhỏ xinh ở Thủ đô, thì có lẽ đỡ tắc hơn nhiều. Điều ấy, ai cũng biết mà chẳng thấy ai nói ra. Lúc cấp giấy phép xây nhà cao tầng, có ai tính diện tích thiết kế một nhà hầm để ô tô, xe máy ở dưới chỉ đủ cho một phần rất ít người có xe được gửi đâu. Thế là vỉa hè thành chỗ đỗ xe. Lòng đường thành nơi để xe. Cái bụng của đô thị phình to quá cỡ vì chứa bao nhiêu người. Giảm tắc ấy à? Camera nghĩ phải đưa dân Hà Nội lên núi tất, may ra…
Nhưng làm gì có chuyện dân Thủ đô đi đâu. Chỉ có dân Thủ đô đông thêm thôi. Này nhé, Hà Nội vừa tuyên bố sẽ không nói không với đại học dân lập, riêng điều này đủ khiến công chức Hà Nội những năm tới đông lên rất, rất nhiều nữa. Nam Định, trước đấy là Đà Nẵng, rồi sẽ thêm địa phương khác, đã tuyên bố rằng họ cần người làm việc thật sự chứ không phải người chỉ có bằng đại học. Mở ngoặc nói riêng là về chuyện này, địa phương nào tuyên bố thế cũng sai. Hơn 11 năm trời, địa phương nào chẳng mở ra vô số trường đại học. Từ năm 1998-2009 đã có 312 ĐH, CĐ được thành lập, nâng cấp, cả nước giờ có đến 412 ĐH, CĐ, trong đó 77 trường ngoài công lập. Với hơn 1,7 triệu sinh viên, quy mô đào tạo năm 2008-2009 tăng gấp 13 lần năm 1987. Hiện, 40/63 tỉnh thành có trường đại học, 60 địa phương có trường cao đẳng. Sinh viên ra đi làm ở đâu chứ? Cái trường to đùng trên đường đi Nam Định, rộng đến mức làm trường đua ngựa được, cửa sổ thì muốn đếm phải nghỉ phép năm mới đếm hết, có vẻ như không có học sinh nhưng vẫn đang tồn tại đấy thôi. Hệ giáo dục đại học cứ phình to lên, giờ lại bảo không nhận sinh viên dân lập, bất công quá!
Nhưng Camera nghĩ, chẳng phải lo lắng nhiều. Phình to lên đâu chỉ đô thị, hệ đại học mà còn nhiều lĩnh vực nữa, chẳng hạn ngân hàng. Có dạo xin giấy phép mở ngân hàng không khó lắm, nên nước mình cũng rất lắm ngân hàng. Giờ ngân hàng tái cấu trúc rồi, các ngành khác cũng thế thôi… Cứ như các bà các cô đi giảm béo, chót phình to thì tái cấu trúc. Tất nhiên là hao tổn nhiều mặt, nhưng đành!
Camera
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất