22/08/2011 10:38 GMT+7
(TT&VH) - 1. Khi Ngô Tiến Đoàn trở thành Nam vương của thế giới, dư luận rất hào hứng khi phát hiện ra anh chàng người mẫu bảnh trai này còn là giảng viên Đại học. Một nghệ sĩ là giảng viên là điều bình thường (ở các trường nghệ thuật), nhưng một anh chàng bảnh bao như hotboy này lại dạy ở Khoa cơ khí ở một trường đại học ở phía Nam, tức là một chuyên ngành nặng về trí tuệ, máy móc, dầu mỡ (chắc thế) thì lại có vẻ đối ngược với ánh hào quang phù hoa trên đầu anh.
Sự đối ngược ấy là một điều thú vị, chứng cớ là ngày 20/11, các báo còn viết về anh như một người thầy ở hai “đối cực” và luôn đặt câu hỏi, anh đã hoàn thành 2 vai này như thế nào?
2. Mặc dù gần đây có tin rằng Tiến Đoàn đã chuyển hẳn lên TP.HCM để gia nhập làng giải trí, và việc “làm thầy” của anh đã thành quá khứ, nhưng, đa số công chúng vẫn cứ hình dung anh “2 trong 1”. Bởi hình ảnh “Nam vương” là giảng viên đã ăn quá sâu vào tâm trí công chúng với tất cả sự ngưỡng mộ và kỳ vọng.
Đáng tiếc là càng ngày hình ảnh cũ về người thầy từng đứng trên bục giảng Tiến Đoàn càng trở nên tương phản đến mức trơ trẽn qua các bức ảnh nóng. Ngay từ loạt ảnh nude đầu tiên của anh được chụp với các tư thế trần truồng, sấp ngửa, tôi đã hoài nghi về tương lai của con đường làm thầy của anh. Vấn đề không phải là anh đẹp trai hay xấu trai, gợi cảm hay khô khan, bởi đẹp và đa tình đến như cha Ralph trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai thì vẫn có thể làm... thầy tu được. Vấn đề là người ta muốn xây dựng hình ảnh về mình như thế nào. Đến bộ ảnh nóng chụp ở Thái Lan và nhất là bộ ảnh đang ồn ào trên mạng trong mấy ngày nay, thì có thể nói, Tiến Đoàn đã biến mình thành một biểu tượng dục tính thay vì thành một biểu tượng nam tính, nói chi đến biểu tượng người thầy.
Những bức hình gợi dục theo cách (nói xin lỗi) của một con đực phô trương khả năng, đáng tiếc là được chụp một cách có chủ đích, chứ không phải là ảnh nóng bị chụp lén. Do đó dù được giải thích bằng bất cứ lý do gì, thì cũng không thể chấp nhận được.
3. Tiến Đoàn từng nói: “Tôi không mang vẻ nghiêm nghị của một giảng viên trước ống kính và cũng không để một người mẫu lên giảng đường”. Anh nói rất đúng, con người ta có thể đóng nhiều vai trong cuộc đời. Song con người trong xã hội hiện đại, tuy rất cởi mở nhưng cũng rất khắt khe. Chính vì thế nhiều diễn viên gây ra tai tiếng ngoài đời thậm chí còn không được đóng những vai tử tế trên màn ảnh.
Rời xa “vai” người thầy ở trường đại học cho tới thời điểm này hóa ra lại là cái may cho chính anh, và cho chính ngôi trường mà anh từng đứng trên bục giảng. Bởi nếu không, thì rất có thể Ban giám hiệu của trường sẽ phải đau đầu tìm biện pháp quản lý cán bộ nhân viên của mình. Một học sinh làm điều xấu, tung ảnh nọ, clip kia lên mạng còn bị báo về nhà trường để giáo dục, khiển trách; thì không lẽ một giảng viên làm điều bị cả cộng đồng lên án mà nhà trường lại làm ngơ? May cho anh đã rời bục giảng sớm một bước, nếu không giờ đây sẽ phải đối diện với dư luận đòi tước danh hiệu “làm thầy”.
Nôbita
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất