Đội bóng đất cảng Hải Phòng

27/05/2008 10:36 GMT+7 | Thể thao

Người Pháp tạo dựng nên Cảng, đưa Hải Phòng trở thành thành phố lớn của Việt Nam và là một trong ba thành phố trực thuộc phủ toàn quyền Đông Dương.

Người Pháp mang phượng vĩ đến trồng tại đất này, xen kẽ cùng những cột đèn đường, mà người Hải Phòng tự hào hơn cả Hà Nội, Sài Gòn vì đón văn minh sớm hơn có đèn đường rực sáng về đêm.

Hoa phượng Hải Phòng rực đỏ, khi nở hoa không còn mọc lá. Rồi theo chân các chàng thuỷ thủ đến đất Cảng là bóng đá, được người Hải Phòng đón nhận nhiệt thành. Và cũng như hoa phượng, bóng đá Hải Phòng mang tư duy hoa phượng đỏ "cháy hết mình" rồi... nhẹ nhàng rơi.

* Tên chính thức: Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng
* Tên gọi qua các thời kỳ:

  • Công an Hải Phòng (1995-2002)
  • Thép Việt Úc - Hải Phòng (2002-2005)
  • Mitsustar Haier Hải Phòng (2005-2006)
  • Vạn Hoa Hải Phòng (2007)
  • Xi măng Hải Phòng (2007-nay)

* Trang web chính thức: http://www.haiphong-fc.com

* Huấn luyện viên trưởng: Vương Tiến Dũng Việt Nam
* Trợ lý HLV: Phan Văn Mỵ Việt Nam
* Trợ lý HLV (thủ môn): Trần Tiến Anh Việt Nam
* Bác sĩ: Hoàng Cao Khải Việt Nam

* Ban lãnh đạo (tính đến đầu mùa giải V-League 2008)

- Chủ tịch CLB: Lê Văn Thành Việt Nam
- Giám đốc điều hành: Đỗ Đại Dương Việt Nam

* Sân nhà: Lạch Tray (khoảng 30.000 khán giả); Địa chỉ: số 17 phố Lạch Tray, Ngô Quyền, TP Hải Phòng.

* Thành tích:

  • Cúp Quốc gia (1)
  • Vô địch: 1995
  • Á quân: 2005
  • Siêu cúp Quốc gia (1)
  • Vô địch: 2005
  • Giải hạng nhất: (1)
  • Vô địch (1): 2003
  • Á quân (1): 2007
  • Giải hạng A miền Bắc: (2)
  • Vô địch: 1968, 1970

Là thành phố Cảng, người Hải Phòng luôn đón nhận những cái mới. So với quần vợt đến sớm thì bóng đá có mặt ở Hải Phòng chậm hơn, nhưng nó nhanh chóng chiếm lĩnh tâm hồn người đất Cảng. Các đội bóng thi nhau ra đời, trong đội hình là người Việt, người Hoa, người Âu và Phi.

Bóng đá đất Cảng vươn mình khỏi không gian hẹp khi mở đường xuyên Việt vào thi đấu phương Nam đầu những năm 1930. Cuộc cạnh tranh bóng đá giữa người Việt, người Hoa với người Tây đã cho ra đời Hội túc cầu giáo Hải Phòng năm 1951-1952 và ra đời đội bóng Voi Vàng Miền Biển nổi tiếng cả Đông Dương. Voi Vàng Miền Biển không chỉ là niềm tự hào của người Hải Phòng, mà chính là bước khởi đầu một truyền thống tốt đẹp cho bóng đá Hải Phòng sau này.

Đội bóng đá Công an Hải Phòng
 
Năm 1955, Hải Phòng giải phóng. Nhiều công trình thể thao - văn hoá được xây dựng mới. Nhiều sân bóng đá thời Pháp thuộc được tu sửa như Máy Tơ, bãi Sông Lấp, Máy Đèn, sân nổi tiếng Bô-nan...tạo điều kiện cho phong trào bóng đá phát triển. 10 năm sau giải phóng, Hải Phòng có 495 đội bóng đá chân đất, chân giầy. Gọi chân đất, chân giầy là sự phân biệt đẳng cấp của các đội.

Trước các trận đấu bóng lớn, đội bóng chân đất bao giờ cũng phải đá trước để dọn sân cho đội bóng chân giầy. Và trong thời điểm này, xuất hiện hàng loạt các đội bóng chân giày tên tuổi, hùng mạnh trên sân cỏ nước nhà mang mầu xanh áo thợ là Cảng Hải Phòng, Sông Cấm, Xi măng Hải Phòng, Công an Hải Phòng, Điện lực Hải Phòng...

Trận đấu còn đọng mãi với người Hải Phòng là trận thắng đậm của đội Hải Phòng trước đội Trần Hưng Đạo (Hà Nội) 13-0 vào chiều 30-9-1956. Trong đội hình Hải Phòng ngày ấy là những tên tuổi lớn, có công đóng góp xây dựng bóng đá Hải Phòng sau này là Nhân, Mùi pố, Túc gù, Truy, Viễn...

Phát huy truyền thống Voi Vàng Miền Biển, 5 đội bóng tiêu biểu Cảng, Điện, Xi măng, Sông Cấm và Công an đã mang về thành phố nhiều chiến công và thành tích vang dội. Cầu thủ của các đội bóng này đưa bóng đá Hải Phòng sáng bừng như phượng vĩ với những tên tuổi được phong hàm quái kiệt và thiết lập lối chơi đặc trưng riêng Hải Phòng để trở thành trường phái "bóng đá cá sấu".

Nó như hoa phượng "cháy hết mình" để thiêu các đội bóng mạnh và cũng "nhẹ nhàng rơi" khi thua các đội bóng yếu. Và gần như miễn dịch mà không thuốc nào chữa được, cần phải thắng của bóng đá Hải Phòng là bóng đá Hà Nội, để mặc ngày mai thua tất cả các đội bóng địa phương khác. Chính vì thế, cuộc đối đầu của bóng đá Hải Phòng - Hà Nội bao giờ cũng căng thẳng và hứng khởi với người dân 2 thành phố này.

Niềm vui của các cầu thủ XM.HP
 
Một là bắt tay anh-em, hai là đá chối chết dù là trận giao hữu giữa bóng đá Hải Phòng và Hà Nội đã mang đến góc nhìn khác về bóng đá Hải Phòng, vùng đất với các cầu thủ chơi kỹ thuật để che lấp điểm yếu thể lực, vùng đất tạo lối chơi cứng rắn khiến các đội khác phải kiêng dè. Biệt danh "cá sấu" ăn sâu trong bóng đá Hoa phượng đỏ. Nó ngủ im suốt trận đấu, nhưng mở mắt thì các đội phải dè chừng.

Thế nhưng, một thời hoàng kim của bóng đá Hải Phòng đã qua đi. Hàng loạt các tên tuổi lớn như Cảng, Điện, Xi măng...giải thể vào đầu những năm 1990. Cuộc giải thể có nhiều nguyên do, nhưng cái lỗi lớn nhất là do định hướng sai của ngành thể thao lúc ấy trước sự tham mưu của một nhóm người làm bóng đá muốn thâu tóm quyền lực bóng đá trong tay mình. Nhóm ấy gồm 3 người được gọi là Xe-Pháo-Mã đã bất ngờ đánh nhau với lũ kiến lửa bóng đá Hải Phòng. Họ đã thắng, nhưng cái mất lại quá lớn.

Trải qua bao năm tháng thăng trầm, bao khó khăn trong cuộc sống đời thường, các đội bóng lẫy lừng danh tiếng của Hải Phòng giải tán, bóng đá đỉnh cao Hải Phòng còn mỗi một đội CAHP, nên hễ "hắt hơi sổ mũi" là cả thành phố lo. Đội bóng chưa phát huy được truyền thống Voi Vàng Miền Biển, chưa phát huy được chính truyền thống được Nhà nuớc tặng Huân chương Lao động.

CAHP từng vô địch miền Bắc, từng đoạt cúp Quốc gia, từng dự cúp C2 châu Á cứ quen bài ca trụ hạng và 2 lần xuống hạng trong vòng 8 năm. Thấy không còn phù hợp với bóng đá chuyên nghiệp, Công an thành phố quyết định chuyển giao đội bóng về Sở TDTT Hải Phòng năm 2002. Trong sự quản lý của Sở TDTT và mang tên mới Thép Việt Úc - Hải Phòng, nó cũng chẳng ra hồn vì cơ chế "bó".

Thế nên, tháng 8/2004, thành phố quyết định chuyển giao đội bóng cho doanh nghiệp Vạn Hoa. Trong tay doanh nghiệp, Hải Phòng đang có bước chuyển mình, chủ động từ nguồn kinh phí cho đến nguồn nhân lực. Dưới cây gậy chỉ huy của HLV Alberto (Brazil), Hải Phòng đã và đang có nhiều thay đổi, nhưng lối chơi vẫn phải cậy nhờ vào các ngoại binh và trông chờ vào đội ngũ lão tướng, bởi các cầu thủ trẻ còn đang ẩn chứa những tiềm năng.

Về đơn vị mới quản lý, Hải Phòng đang khát khao tìm một chỗ trên bục danh dự của V-League, nhưng điều đó quả thực khó. Hy vọng đội sẽ phát huy tốt truyền thống Voi Vàng Miền Biển, cháy hết mình để tránh cảnh liêu xiêu như những mùa trước.

Năm 2008, Đội bóng được chuyển giao cho Xi Măng Hải Phòng và lấy tên là Xi Măng Hải Phòng và đang tham gia V-League 2008. Hy vọng mùa giải này Đội bóng của chúng ta sẽ gặt hái được những thành công.

Trong lịch sử bóng đá Hải Phòng, Xi Măng Hải Phòng từng là một cái tên chất chứa nhiều kỷ niệm, truyền thống. Bởi thời bóng đá Hải Phòng có 4 đại diện, Xi Măng Hải Phòng là một đại diện nổi bật bên cạnh Điện lực Hải Phòng, Công An Hải Phòng và Cảng Hải Phòng. Xi Măng Hải Phòng cũng từng cống hiến cho bóng đá Hải Phòng và bóng đá Việt Nam nhiều tài năng lớn như Hùng "xồm", Công "khèo"...
 
Đội hình đội bóng Xi măng Hải Phòng hiện tại:
 

Số áo

Vị trí

Tên cầu thủ

1

TM

Đặng Tuấn Điệp

2

HV

Nguyễn Xuân Quyền

3

HV

Bùi Trọng Nghĩa

4

HV

Nguyễn Văn Việt

5

HV

Lê Nguyễn Quyết

6

TV

Nguyễn Minh Châu

7

TV

Nguyễn Khánh Hùng

8

HV

Mai Ngọc Quang

9

HV

Đào Thế Phong

10

Elenindo de Jesus

11

TV

Nguyễn Xuân Ngọc

12

TV

Đặng Hồng Trường

14

TV

Helio da Silva Assis

15

TV

Đồng Đức Thắng

16

Nguyễn Ngọc Thanh

17

HV

Ngô Anh Tuấn

18

Leandro de O. da Luz

19

HV

Nguyễn Văn Tuấn

20

Đặng Văn Thành

21

HV

Fabiano de A.Silva

22

HV

Lê Bật Hiếu

23

Nguyễn Đăng Khoa

24

TM

Nguyễn Thanh Tùng

25

TM

Đinh Xuân Việt

26

HV

Bernard Achaw

28

TV

Vũ Thanh Tùng

Theohaiphong-fc.com

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm