10/06/2008 00:26 GMT+7 | Truyền hình thực tế
Cảnh trong Chạy Án 2 |
Chưa “chuẩn” giờ phát
Tuy nhiên, khán giả càng chờ mong bộ phim bao nhiêu thì “nhà đài” càng khiến họ thất vọng bấy nhiêu. Trước hết, phim liên tục bị “đứt đoạn” do phải dành sóng phục vụ các chương trình khác. Đáng ra, khán giả có thể xem liên tục những phần cuối thì có đến 3 buổi không phát sóng: Tuần vừa rồi là tường thuật trực tiếp (THTT) Lễ Khai mạc Festival Huế; tuần này, có đến 2 buổi liên tiếp không phát sóng Chạy án: thứ Ba là THTT chương trình 60 năm Thi đua yêu nước. Thứ Tư là THTT Lễ Bế mạc Festival Huế. Vậy mà trong giới thiệu chương trình, phim này sẽ được phát sóng liên tục vào 20g10 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần trên VTV1 (!). Đó là chưa nói đến, có những buổi chiếu, vì chèn chương trình khác, Chạy án bị đẩy xuống khung giờ khác và chậm giờ phát sóng so với thông thường đến 30- 40 phút.
Dĩ nhiên, việc thay đổi lịch phát là điều không ai muốn, và trong nhiều trường hợp cũng là “bất khả kháng”. Nhưng với một phim đang khiến cho người xem phải “thòm thèm” sau mỗi tập thì việc xác định chuẩn được giờ phát sóng sẽ tạo được nhiều hiệu quả hơn. Việc dành khung giờ cố định để phát sóng phim Việt, trước hết là tạo thói quen xem phim Việt cho khán giả. Cứ đến giờ ấy, kênh ấy, đài ấy, người xem bật tivi hay chuyển kênh tới đúng bộ phim đang theo dõi.
Còn sạn!
Điều đáng tiếc nữa là có một số chi tiết xử lý còn dễ dãi khiến phim… giả. Cảnh hai anh thợ điện bắt gặp đứa trẻ nhặt được túi thẻ sim của Cao Thanh Lâm vứt vào sọt rác và gạ mua,sau khi mặc cả rồi bỏ đi, đứa trẻ chạy theo hai anh thợ điện và đồng ý bán thì một trong hai anh móc túi rút ngay đúng số tiền vừa mặc cả đưa cho đứa trẻ, cứ như… các nhà làm phim đã chuẩn bị sẵn tiền cho nhân vật… đóng phim. Rồi cảnh Minh Lý và Tony Nguyễn bị bọn xã hội đen tấn công. Bọn chúng cả tin đến mức nghe Minh Lý nói Tony Nguyễn cùng bị bịt miệng với cô bị mắc bệnh hiểm nghèo nên… bịt miệng lâu có thể bị chết mà bọn chúng vội vã tháo băng miệng ngay cho ông…
Phim còn nặng khai thác phần thoại của nhân vật mà chưa chú ý đến các tình tiết và hành động của họ. Đành rằng, việc khai thác sâu diễn biến tâm lý của nhân vật để làm lộ rõ cuộc đấu tranh với tội phạm và đấu tranh với chính mình của mỗi nhân vật trong phim là cần thiết nhưng nhân vật ngồi trong phòng đối thoại với nhau bị lạm dụng khiến độ hấp dẫn của một phim hình sự có phần giảm sút.
Tiếc cho một “món ăn” ngon đem đến cho công chúng nhưng vẫn còn đây đó những hạt sạn không đáng có!
Long Nghệ
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất