Trường Dục Thanh xưa - Nơi đây in dấu chân người...

23/03/2009 09:42 GMT+7 | Một chuyến đi

(Bài dự thi) - Tháng 5 về trời biển Bình Thuận lồng lộng đón gió khơi. Chúng tôi ra Thành phố Phan Thiết, vào lại một ngôi trường vào lọai cổ kính hàng đầu ở Việt Nam – trường Dục Thanh, nơi mà gần 100 năm trước, người thầy giáo Nguyễn Tất Thành từng về đây dạy những dòng chữ, dạy tâm huyết cho những học trò trai trẻ miền Trung, miền Nam.

Hồi ức xưa của một ngôi trường hơn 100 tuổi

Tôi đứng lặng hồi lâu, nhìn bộ tràng kỷ đã cũ, chiếc bàn đơn sơ, giá sách gọn gẽ mang đậm dấu ấn thời gian hơn 100 năm của ngôi trường cổ kính hạng nhất nhì miền Nam, mà không thể nào không nhìn những bức ảnh cổ về cảnh trí xưa của trường. Nơi đây, Bác Hồ chúng ta đã là một thầy giáo đáng kính tại ngôi trường này vào đầu năm 1910. Khi từ Huế vào đây, Người về dạy học tại trường Dục Thanh – Phan Thiết.

Trường Dục Thanh là ngôi trường được thành lập năm Bính Ngọ - tức năm 1906, do tổ chức Liên Thành Thương Qúan thành lập nên. Trường đứng ngay bên dòng sông lớn trung tâm của TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tài liệu lưu trữ của người Pháp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II – Q.I – TPHCM cho biết, khi tổ chức Liên Thành Thương Quán, mở mang họat động, thì một nhu cầu cấp thiết là đi đôi với làm kinh tế, cần mở ra nơi đào tạo những con người trai trẻ, để ra đi với các quốc gia trong vùng học hỏi kinh nghiệm của họ, về giúp nước, giúp đời. Đó là các nhân sỹ: Trần Lệ Chất, Hùynh Thúc Kháng Phan Chu Trinh, Nguyễn Qúy Anh…đều là những nhà nho nổi tiếng của Liên Thành Thơ xã.
 
Vào những năm đầu thế kỷ XX, hưởng ứng phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, cụ Trần Lệ Chất, một nhà nho yêu nước ở Nam Trung Bộ đã đứng ra chiêu hiền, lập ra Hội Liên Thành Thơ xã, tại Nhà Võ Ca đình làng Phú Tài, tỉnh lỵ Phan Thiết lúc đó. Khi thành lập xong, các ông cho mở các lớp dạy chữ Hán và Pháp văn các chương trình do những nhà nho yêu nước đảm trách. Các lớp học được dạy vào mổi buổi tối do các ông trợ giáo Nguyễn Hiệt Chi – quê Hà Tĩnh – dạy Hán văn, ông Phán sự Lệ Chất, phụ trách dạy môn Pháp văn. Tất cả sách học đều do phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục biên khảo, chú giải, mà người trực tiếp gửi vào Phan Thiết là ông Đình nguyên hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, bạn giao thân chí thiết của cụ Trần Lệ Chất

Cũng trong năm này các ông Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Nguyễn Quý Anh (lúc ấy đang tỉnh Bình Định), vào Phan Thiết đdể tìm cách xuất dương ra nước ngoài học tập về làm cách mạng. Tổ chức yêu nước này đầu tiên được các văn hào, thân sỹ yêu nước là: Nguyễn Trọng Lội (con nhà yêu nước Nguyễn Thông), Nguyễn Quý Anh (em ruột Nguyễn Trọng Lội), Ngô Văn Nhượng, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất… là những trí thức, văn thân đau đớn nổi đau cảnh mất nước, rồi sáng lập nên vào đầu thế kỷ XX tại vùng đất đang tập trung bao nhân sỹ này.

Sau cơ sở chính tại Phan Thiết, Liên Thành Thương Quán (LTTQ) còn chú ý cho mở mang thêm các chi nhánh tại các vùng lân cận và các tỉnh Nam Bộ như: ở Mũi Né (1910), Hội An (1916), Bạc Liêu (1931), Sa Đéc (1932), Trà Vinh (1934), Bến Tre (1935), Mỹ Tho (1937), Nam Vang (1938), Thủ Dầu Một (1939), Nha Trang (1940), Quy Nhơn (1943)… Năm 1917 LTTQ dời trụ sở chính từ Phan Thiết vào TP Chợ Lớn (lúc đó thuộc tỉnh Chợ Lớn - cũ) để vừa tạo thế phát triển kinh tế, vừa tạo nhân tài cho các phong trào yêu nước để làm “kinh bang thế tế” vực dậy nền học thức cho con em miền nam. Ý tưởng ban đầu của những trí thức sáng lập là lấy Liên Thành Thương Quán làm nơi gây quỹ tài chánh để có nguồn đào tạo nhân tài, bằng cách cho các học sinh ưu tú, được xuất đông đi du học tại các nước tiên tiến để mở mang đầu óc, có học thức về giúp nước, cứu đời
Tài liệu lưu trữ của người Pháp cho biết, tại ngôi trường cổ này còn lại nhiều thư án cũ, phòng ngọa sào, đọc sách xưa, mà nay còn ít người biết là ai đã vào đó trụ trì các phòng này, Trong đó có căn phòng trên gác mà thầy gio Nguyễn Tất Thành chúng ta từ khi về đây đã làm phòng đọc sách, nghiên cứu tài liệu, sách vở để giảng dạy. Trường được thành lập vào năm Bính Ngọ, tức 1906 do tổ chức Liên Thành Thương Quán sáng lập nên, vào thời buổi đất nước ta đang đắm chìm dưới gót giày nô lệ.

Ngoài cách sáng lập viên, người tham gia cổ động và tích cực hùn vốn để giúp trường Dục Thanh là ông Huỳnh Văn Đẩu. Ông đã hùn số vốn gia đình khá lớn lúc bấy giờ hiến vào nhà trường số ruộng rộng 10 mẫu để trường có huê lợi chi phí cho các việc dạy học của trường Dục Thanh. Còn đa số nhân viên của Liên Thành Thương Quán và các giáo sư của trường Dục Thanh là những thầy giáo người yêu nước quê từ Nghệ – Tĩnh và từ Quảng Nam đưa vào rất tự nguyện hiến tặng trường công sức để dạy dỗ những học trò nghèo biết cái chữ để nên người.

Dạy và học ở trường Dục Thanh xưa

Học sinh theo học tại trường Dục Thanh ở Nam Bộ vào thời đó khá đông so với tình hình của nước ta vào đầu thế kỷ XX, nạn thất học, theo chính sch ngu dân đang là phổ biến. Con em các gia đình trí thức Nam Bộ, Nam Trung Bộ vốn quen cốt cách chịu khó, chịu khổ để “lấy cái chữ” làm đầu. Trường Dục Thanh dạo đó có 4 lớp, số học sinh lúc cao nhất vào khoảng 100 học sinh, từ Sài Gòn ra, từ Đà Nẵng, Hội An, và nhiều nơi khác Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ, do nhiều bà con các thân sỹ miền Nam và từ miền Nam Trung Bộ gửi ra trọ học.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta từ cố đô Huế vào dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh vào khoảng tháng 8 - 9 năm 1910 cho đến tháng 2 – 1911. Bác dạy chữ Quốc Ngữ và Hán văn lớp nhì, có lúc còn thêm một số giờ tiếng Pháp, đồng thời duy nhất tại trường, Người được tổ chức ra và trực tiếp phụ trách môn thể dục - thể thao, môn học duy nhất ngày ấy có được trong ngôi trường thời đó là chế độ thuộc địa ở Nam Bộ(1).. Hôm chúng tôi nhìn căn phòng cũ, căn gác cũ của Người đã ở và dạy học trò gần 100 năm trước, thấy chiếc tràng kỹ đã sơn mờ thời gian mà bóng dấu xưa nhiều năm rồi như đọng lại, anh linh của những trí thức thời đại đầu thế kỷ XX như phảng phất đâu đây. Phải nói là ngôi trường có kỷ luật bảo vệ nghiêm túc, nên hơn 100 năm rồi, mà bóng dáng của người xưa qua các hiện vật còn lưu giữ, để biết cảnh tình những người thầy truyền bá lòng yêu nước, nay vẫn đang ẩn hiện đâu đây, răn dạy lòng ái quốc cho con cháu nhiều miền quê.

Học trò vào học ở Trường Dục Thanh, thường phải chịu nội quy rất nghiêm túc cho từng học sinh từ lớp nhất, lớp nhì đến các lớp đệ tam, đệ tứ. Buổi sáng hàng ngày từ lúc 6 giờ sáng, chiều lúc 17 giờ, sau khi tập thể dục xong, cả lớp xếp hàng thật ngay ngắn mới đi vào lớp. Vào lớp rồi, tất cả học sinh xếp tay vòng trước ngực hát bài ca ái quốc, dựa theo Bài thơ Quốc Hồn Ca do nhà chí sỹ yêu nước Phan Chu Trinh viết vào năm 1907, được các chí sỹ chọn làm bài học thuộc lòng cho mỗi môn sinh. Bài thơ có đoạn như sau:

…” Nước Nam ta từ đời Hồng Lạc

Mấy ngàn năm khai phá đến nay

Á châu riêng một cõi này
 
Giống vàng ta cũng xưa nay một loài
 
Vuông dặm đất, ba mươi mấy vạn
 
Nào bạc vàng nhan nhản thiếu chi
 
Đồng tươi, ruộng tốt tư bề
 
Có điều lợi đất ai bì được đâu…” (1)
 
Khi ca xong, học trò còn đợi thầy giáo rung chuông rồi mới được phép ngồi và bắt đầu buổi học. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy ở đây chỉ một năm, song học trò ai cũng thương mến thầy, vì tính tình bao dung, hiền lành, thương cảm học trò dẫu xa hay gần khi vào trường Dục Thanh học. Các học trò không chỉ lớp thầy dạy mà từ lớp nhất đến lớp tư đều được thầy khuyên nhủ chu đáo, bình tĩnh khi trả bài các môn do thầy Thành dạy.

Cùng thời gian này, trước đó vài tháng, vào tháng 5 – 1910, người cha thầy giáo Nguyễn Tất Thành, cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc đã từ quan Tri huyện Bình Khê, Bình Định và lên đường vào Nam. Cụ được ông Trương Gia Mô (1866 – 1929), bạn thân hữu (ông nội của cố nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng) – người viết - giúp đỡ để ông Nguyễn Sinh Sắc đi vào Sài Gòn. Vào đây, Cụ tìm đến nhà anh Lê Văn Đạt, ở xóm Rạch Bần, nay là căn nhà số 185/1 đường Cô Bắc – Q.I - Tp. HCM, nơi mà Nguyễn Tất Thành mới đầu vào Sài Gòn ở lại. Cụ cũng biết rằng chí hướng người con của mình là quyết chí đi tìm đến nơi chân lý Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ai, chỉ một con đường để có thể giải phóng cho cả dân tộc ta, nên qua các bạn thn hữu của ông, những nhân sỹ yêu nước như Trần Lệ Chất, Hồ Tá Bang đã khôn khéo vận động với viên Công sứ tỉnh Bình Thuận để cấp cho thầy giáo Nguyễn Tất Thành một giấy thông hành mới mang tên là Văn Ba (1). Câu chuyện nhân sỹ ở trường Dục Thanh di vận động để Công sứ của Pháp cấp thông hành cho thầy giáo Nguyễn Tất Thành quả là không đơn giản, chỉ vì người Pháp không thể nào hiểu được rằng, tấm giấy thông hành bình thường với mọi người – nhưng vô giá đối với thầy giáo Văn Ba - mà Công sứ Pháp đã cấp cho con của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, là cấp cho người mà sau này, đã tìm ra chân lý đúng đắn nhất, sáng ngời nhất để giúp người dân Việt đánh đổ thành công chế độ cai trị gần 100 năm của thực dân Pháp, để cả dân tộc Việt Nam giành lấy độc lập, tự do.

Và từ đây khi Người từ biệt ngôi trường Dục Thanh vào Sài Gòn, Người bắt đầu mang tên mới là Văn Ba. Chỉ mấy tháng ở Sài Gòn, mà Người đã làm đủ mọi nghề, từ bán báo dạo, làm công nhân kéo xe v…v… ở một thành phố xa lạ, để hiểu hơn về đời sống thợ thuyền, dân nghèo đất nước còn nô lệ. Từ những ngày vào Sài Gòn ít ỏi đó, Người được những nhà trí thức Nam Bộ ưu ái, cho về ở tại Trụ sở Liên Thành Thương Quán ở Chợ Lớn (nay là Di tích nhà số 5 – Đường Châu Văn Liêm – Q.5) để rồi sáng ngày 4 – 6, Người bước xuống con tàu và sáng ngày 5 - 6 - 1911, thời khắc lịch sử khi con tàu Latousestơrêvila nhổ neo tại Bến Nhầ Rồng đưa theo Người công nhân đầy ý chí Văn Ba đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Và 30 năm, sau khi đã đi qua 4 biển, 5 châu, Người trở về đdể lẫnh đạo đất nước, khi tìm ra con đdường đúng đắn nhất, cách mạng nhất để đem lại vinh quang cho toàn cõi non sông đất nước và dân tộc Việt Nam
.
Tháng 4 - 2009

Phạm Bá Nhiễu

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm