Hào hùng truyền thống Thể Công

27/05/2008 10:36 GMT+7 | Thể thao

Cách đây 54 năm, sau khi Hiệp định Genève vừa ký kết, hoà bình mới được lập lại, ngày 23/9/1954, theo chỉ định của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, đoàn công tác TDTT QĐ (Thể Công) được thành lập.

23 cán bộ chiến sỹ Trường Lục quân VN, được coi như những viên gạch đầu tiên ấy, đa số mới trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, vừa rời tay súng, ngỡ ngàng, lạ lẫm trước nhiệm vụ mới - làm công tác thể thao chuyên trách. Nhưng với nhiệt tình, trách nhiệm, họ xông vào công việc, rồi vừa học, vừa làm để xây dựng và phát triển đơn vị.

Họ đã cùng bộ đội tiếp quản Thủ đô, phối hợp với anh chị em văn nghệ tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao góp phần ổn định đời sống tinh thần của nhân dân vùng mới giải phóng.

Ngày ấy, bọn lính Pháp và tay sai cưỡng bức bà con Hà Nội di cư vào Nam với luận điệu xuyên tạc: “Chúa đã vào Nam, phải đi ngay để tránh Việt Minh trả thù”. Chúng rêu rao: “Quân kháng chiến ở rừng đói khổ, gầy ốm, 3 người níu một cành đu đủ không gãy! Là người thắng trận, họ sẽ coi dân Hà Nội là kẻ bại trận, đối xử như tù binh”. Dân không tin, nhưng không khỏi hồ nghi. Bộ đội vào có xe to, súng lớn, trang phục chỉnh tề… dân thấy đã sướng mắt rồi. Nhưng hoạt động văn nghệ thể thao mới dễ thu phục lòng người. Những trận đấu bóng với các cầu thủ từng làm việc cho Pháp, thu hút đông đảo bà con. Thái độ chan hoà của người đi kháng chiến về đã nhanh chóng xoá bỏ mặc cảm của người ở lại trong thành. Ai nấy đều nhận ra một lẽ đơn giản: Chúng ta đều là người chiến thắng. Chỉ có quân xâm lược Pháp thua!

 
Đội hình Thể Công năm 1956

Được bổ sung các cầu thủ bộ đội miền Nam tập kết (cha con cụ Trương Tấn Bửu, Mười Tiền…), đội bóng đá Thể Công mạnh thêm thực sự và đã đem về 2 chức vô địch đầu tiên ở Giải Hoà Bình (1955) và Thống Nhất (1956), gây được lòng tin trong quân và dân.

Đi xây dựng phong trào các đơn vị, Thể Công đã giúp đưa đội bóng các quân khu, binh chủng, sư đoàn từ yếu trở thành mạnh. Chỉ sau vài mùa, quá nửa các đội Đồng Nai (Sư 330), Cửu Long (sư đoàn 338), Ba Tơ (sư đoàn 305), Bông Lau (sư đoàn 316), Quân Tiên Phong (sư đoàn 308), Hữu Nghị (Trường Lục quân), rồi QK Hữu Ngạn, Tả Ngạn, QK4, Việt Bắc, Tây Bắc, Pháo Binh, Công Binh… được đá ở hạng A miền Bắc. Cũng như vậy, các đội bóng chuyền Bách Thảo, Sông Hồng, QK4… và các đội thể thao khác của QĐ được tổ chức khắp từ Việt Bắc đến Vĩnh Linh.

Tham gia đào tạo cán bộ, Thể Công đã tổ chức nhiều lớp ngắn hạn (3 tháng) bồi dưỡng được hơn 400 hướng dẫn viên thể thao trong những ngày đầu phát động phong trào rèn luyện thân thể.

Nhiệm vụ chính là tập luyện để thi đấu, nhưng trước những sự kiện cấp thiết đột xuất là Thể Công tình nguyện tham gia: Hộ đê Mai Lâm (1956), nhận việc vác đá từ thuyền lên mặt đê, dốc cao, đá nặng, ai cũng cố hết sức. Thủ môn Nguyễn Trọng Cung bao giờ cũng chọn những khối đá nặng nhất (xấp xỉ 100kg) một mình vác đi băng băng. Phó Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đi kiểm tra thấy vậy đã cấp bằng khen ngay tại chỗ và chỉ thị hậu cần nâng suất ăn cho ông Cung lên gấp đôi! Đi xây dựng hệ thống thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải (1958), Thể Công được tặng bằng khen về năng suất vượt trội. Hộ đê Cống Thôn, Thể Công được Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị biểu dương về cải tiến việc ném rọ đá hàn khẩu ngay tại hiện trường…

Trong chiến tranh chống Mỹ, đoàn Thể Công phải sơ tán xa Hà Nội. Bị bom Mỹ ném trúng doanh trại, người mất, nhà sập, nhưng Thể Công vẫn đứng vững. Hơn 5 năm qua hết Tùng Thiện, Hoài Đức, Phụng Thượng (Hà Tây) đến phố Thắng (Bắc Giang)… ở chung trong nhà dân, tắm nước ao bèo, thắp sáng bằng đèn dầu, tập dưới lùm cây, rặng tre rìa làng, cùng dân sản xuất, phòng không… nhưng Thể Công vẫn không ngừng vươn tới. Ngày thành lập chỉ mới có 3 đội bóng (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ) với 23 người, cầu thủ chính thức đội này làm dự bị cho đội kia. Rồi từng bước theo yêu cầu, các đội khác đã ra đời: Điền kinh, Bơi, xe đạp, Thể dục dụng cụ, Bắn súng, Bóng bàn, Vật, Cờ, Karatedo, Wushu… Mỗi đội lại có các tuyến trẻ đào tạo để bổ sung.

Lớp lớp nối tiếp nhau, các thế hệ Thể Công đã phát huy truyền thống vẻ vang của QĐNDVN, xây dựng đơn vị mình thành một trung tâm thể thao lớn với độ bền thành tích nhiều môn. Suốt thời gian mấy chục năm, tuy từng bộ phận, từng đội có lúc thăng, trầm nhưng nhìn tổng thể thì hiếm có đơn vị thể thao nào trên đất nước ta sánh kịp.
Đội hình Thể Công hiện nay

Đoàn Thể Công là con chim đầu đàn, là nòng cốt của phong trào và là đội đại biểu xứng đáng về thể thao của QĐ ta đã lập nên những chiến công hiển hách về thể thao, có đội nhiều năm liên tục VĐQG, nhiều lớp VĐV là nòng cốt các đội tuyển QG.

Thể Công đã đào tạo nhiều VĐV giỏi, giữ nhiều kỷ lục QG, nhiều kiện tướng thể thao xuất sắc được nhận danh hiệu “VĐV tiêu biểu QG”.

Trong hoạt động quốc tế, Thể Công là đơn vị đi đầu và có nhiều thành tích vẻ vang, đánh dấu những mốc son đẹp từ giải SKDA đến GANEFO trước kia cho đến Tiger Cup, Sea Games, Asiad… hiện nay và luôn luôn được người hâm mộ tin cậy, bạn bè quốc tế yêu quý.

Từ cái nôi Thể Công, rất nhiều cán bộ TDTT đã trưởng thành, toả đi khắp đất nước, nhiều đồng chí được trao những cương vị cao đã góp phần cống hiến vào sự nghiệp TDTT của đất nước.

Điều đáng tự hào nhất là nửa thế kỷ qua, hai tiếng Thể Công đã ăn sâu trong trí nhớ nhiều người, bởi Thể Công thực sự được lãnh đạo tin cậy, phong trào công nhận, chiến sỹ và nhân dân cả nước yêu thương.

Nhân ngày sinh nhật của đơn vị, chúng ta chúc và mong và các đội thể thao dưới danh hiệu Thể Công, bằng ý chí kiên cường vượt qua mọi lực cản, tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống huy hoàng của mình, vươn tới những đỉnh vinh quang ngày càng cao hơn của thế kỷ 21.

Một vài nét về CLB Thể Công

+ Sân vận động: Hơn 40 năm lịch sử của Thể Công gắn liền với sân vận động Cột Cờ, một sân vận động nhỏ nằm giữa Thủ đô Hà Nội, cách không xa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minhvà tòa nhà Quốc hội. Đầu những năm 2000, Thể Công lần lượt sử dụng sân Hàng Đẫyrồi sân Mỹ Đìnhlàm sân nhà.

+ Thành tích:

V-League: 5 lần vô địch các mùa 1981 - 1982, 1982 - 1983, 1987, 1990 và 1998

Cúp Quốc gia: Á quân 1992 và 2004

Siêu cúp Quốc gia : Vô địch năm 1999

Vô địch môn bóng đá thuộc Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc: 2002

U21: Vô địch 1997 và 1998

Giải hạng A miền Bắc: 1956, 1958, 1968, 1969, 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976, 1977, 1978 và 1979

Cúp bóng đá quân đội ASEAN: Vô địch năm 2004, á quân 1999

+ Đội hình hiện tại: Tính đến đầu mùa giải V-League 2008

Huấn luyện viên: Gyorgy Galhidi (31/7/2007 -nay)

Số áo

Vị  trí

Tên cầu thủ

1

TM

Sihavy Michal

2

HV

Nguyễn Thanh Hải

3

HV

Lê Phước Tứ

4

HV

Phạm Minh Đức

6

TV

Nguyễn Văn Nam

7

TV

Đặng Khánh Lâm

8

Thạch Bảo Khanh

9

François Endene

10

Đặng Phương Nam (C)

11

TV

Nguyễn Ngọc Duy

12

Đào Xuân Thành

14

HV

Nguyễn Anh Tuấn

15

TV

Rodrigo Mota Farias

16

Triệu Văn Mạnh

17

HV

Ngô Xuân Tùng

18

TV

Trần Tuấn Anh

19

TV

Trịnh Quốc Long

20

TV

Nguyễn Quốc Long

21

TV

Nguyễn Công Huy

22

HV

Bùi Tất Tài

23

TV

Hoàng Tuấn Anh

24

TV

Nguyễn Đức Huy

25

TM

Phạm Anh Tú

26

HV

Nguyễn Duy Linh

27

Trịnh Quang Vinh

28

TM

Nguyễn Vũ Dũng

30

TV

Katona Attilan

31

HV

Raphael Steve Rodrigues

 
Theo Thecong.com.vn/Wikipedia 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm