11/03/2009 15:33 GMT+7 | Văn hoá
Bảo quản chưa đạt “chuẩn”
Còn họa sĩ Nguyễn Đình Đăng (hiện sống ở Nhật), sau buổi nói chuyện chuyên đề về “Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu cổ điển” tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1/2009), cho biết: “Lần cuối cùng tôi vào Bảo tàng X. cách đây đã 15-20 năm rồi, nên tôi không rõ hiện nay điều kiện đã khá hơn chưa. Nhưng khi đó thì rất tệ: cửa ra vào và cửa sổ mở toang, không có điều hòa không khí, hút ẩm, hút bụi gì cả. Nhiệt độ, độ ẩm trong phòng tranh và ngoài phố gần như nhau. Bụi thả cửa bay vào qua cửa sổ và cửa ra vào. Tranh sơn dầu của các danh họa Việt Nam treo trên tường bị nứt rõ rệt mặc dù mới được vẽ cách đây chỉ độ 50-60 năm. Cái sự nứt này còn do chất lượng màu, dầu và toan được xử lý không tốt bởi nhiều lý do”.
Ông Đăng cho biết thêm: “Các bảo tàng tranh ở các nước văn minh trên thế giới thường có độ ẩm 45-55% và nhiệt độ 17-23 độ C. Ánh sáng không được mạnh vì sẽ làm màu bị phai nhanh hơn, và làm véc-ni phủ trên tranh tối đi. Đặc biệt không bao giờ được để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mặt tranh, hoặc dùng đèn thông thường chiếu từ trên xuống tranh. Tốt nhất là ánh sáng tán xạ, và nguồn sáng phải cách tranh ít nhất 3m. Ngược lại, không bao giờ nên cất tranh trong buồng tối hoàn toàn, vì sau một thời gian dài màu trên tranh sẽ bị tối đi. Các hạt bụi trong không khí có thể mang rất nhiều a-xít, làm đổi màu một số hạt màu (pigments), lão hóa toan (toile) và khung căng toan, khiến chúng trở nên giòn, dễ bị gãy vỡ nếu chẳng may bị va đập. Khói trong không khí cũng làm đổi màu, đục véc-ni”. Theo họa sỹ Nguyễn Đình Đăng thì đây là nguyên tắc của việc bảo quản tranh.
Cần đầu tư tương xứng cho tu sửa, phục chế
Không phải các bảo tàng ở Việt Nam không biết tới bất cập này, nhưng do cơ chế quản lý thường có suy nghĩ bảo tàng là nơi bất biến, vĩnh cửu - chẳng sợ bị hư; và cũng do lịch sử của các bảo tàng chưa đủ lâu để lộ ra các tác phẩm bị hư hại trầm trọng, nên việc đầu tư cho việc bảo quản, tu sửa và phục chế gần như không có, nếu có thì rất nhỏ giọt.
Người phục chế tranh - tìm đâu?
Cuối năm 2005, hai tác phẩm được cho phép mang sang Đức phục chế là Bình văn của Lê Văn Miến (vẽ khoảng 1898-1905?) và Tan ca, mời chị em đi họp bình thợ giỏi của Nguyễn Đỗ Cung (vẽ năm 1976). Nhưng Bình văn phục chế không thành công, do các chuyên gia Đức chưa hiểu được cách mà họa sĩ phủ véc-ni sơn mài lên sơn dầu!?
Tại phương Tây, nghề phục chế phát triển từ thế kỷ 18, những năm 1960-1970 của thế kỷ trước, Việt Nam cũng đã cử người đi học, nhưng đa số bỏ học, hoặc chuyển sang sáng tác, hoặc bỏ nghề sau khi ra trường… vì đầu tư ít, thu nhập thấp, họ không sống nổi. Chính điều này cũng giải thích tại sao đến nay các trường mỹ thuật tại Việt Nam vẫn chưa có khoa phục chế, tu sửa, vì thực sự chúng ta bị thiếu chuyên gia để lập khoa.
“Không phải cứ biết vẽ là đã hiểu được công việc phục chế, nhưng để phục chế tốt lại không thể không biết vẽ; người học về chuyên ngành phục chế phải có “sơ cấp’’ ít nhất 3 năm trong sáng tác làm vốn. Người phục chế phải đồng thời là một chuyên gia về hóa học và hiểu được phản ứng giữa các hóa chất có trong sơn” - một chuyên gia mỹ thuật từng nhận định.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất