12/01/2010 09:01 GMT+7 | Văn hoá
Không phải Việt Nam không có tác phẩm hay
Làm thế nào để việc quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài tốt nhất? Các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực văn chương và xuất bản đưa ra góc nhìn của họ. GIÁO SƯ CHÚC NGƯỠNG TU (TRUNG QUỐC): Không thể quảng bá một cách tự phát Với Việt Nam, tác phẩm văn học nước ngoài được dịch ra tiếng Việt thì nhiều mà tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài thì tương đối ít. Theo tôi, tình trạng đó không phải vì Việt Nam không có tác phẩm hay, cũng không phải vì thiên hạ không quan tâm đến văn học Việt Nam, có thể nêu hai nguyên nhân chủ yếu như sau: Đầu tiên là vì lâu nay, công việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài luôn trong tình trạng tự phát, gần như hoàn toàn dựa vào tinh thần hăng hái và say mê nghề nghiệp của dịch giả cá nhân. Họ lựa chọn tác phẩm theo sở thích, phải tự giải quyết lấy vấn đề bản quyền và tự lo việc xuất bản. Nếu khắc phục được tình trạng tự phát, thay bằng yếu tố tác động tích cực của cơ quan chuyên ngành hoặc cơ quan thẩm quyền, thì chắc chắn công việc này sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Thứ hai là chưa có một đội ngũ chuyên nghiệp để dịch văn học Việt Nam ra tiếng nước ngoài. Hiện nay dịch thuật đã trở thành một nghề nghiệp với đủ các loại hình dịch thuật chuyên môn như khoa học kỹ thuật, kinh tế, quân sự, ngoại giao v.v... Nhưng hiếm thấy người nào sống bằng nghề dịch văn học. Nếu trong một số cơ quan văn học văn hóa hoặc trong cơ quan tuyên truyền có ngạch biên chế nhân viên phiên dịch văn học, thì sẽ rất có lợi cho việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài cũng như nghiên cứu phương pháp và lý luận dịch thuật. STYRBJORN GUSTAFSSON - CHỦ NXB TRANAN VÀ TRANSTEN THỤY ĐIỂN: cần có quỹ dịch xuất bản vVăn học Việt Nnam ra nước ngoài Dịch thông qua tiếng thứ ba quả thực vất vả và dễ mắc lỗi. Do vậy, chúng tôi cần nỗ lực xây dựng một khuôn khổ thể chế để đào tạo dịch giả cho hai nước. Ở Thụy đĐiển, chúng tôi cần các Viện, trường Đại học tham gia phát triển Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Việt. Chị Anna Gustafsson Chen, đồng nghiệp của tôi ở NXB là nhà Trung Quốc học; nhưng chị sẽ nghiên cứu khả năng học thêm tiếng Việt đến mức độ nào đó để có thể dịch thẳng từ tiếng Việt. Chị và tôi, trong thời gian ở Việt Nam sẽ đi tìm hiểu khả năng các khoa đại học ở Việt Nam quan tâm mở các khóa nghiên cứu Scandinavia – nơi đó chính là nơi cần dạy tiếng Thụy Điển và văn hóa Thụy Điển. Việc trao đổi học thuật tương tự như vậy sẽ thúc đẩy giao lưu giữa hai nước và đảm bảo cho nó được lâu bền. Hiện nay, các nhà xuất bản Việt Nam, cũng giống như bất kỳ nhà xuất bản nước ngoài nào, đều có thể xin tài trợ dịch của Hội đồng Nghệ thuật Thụy Điển để xuất bản văn học Thụy Điển. Nếu bản dịch thẳng từ tiếng Thụy Điển ra tiếng Việt Nam mà không cần thông qua ngôn ngữ thứ ba thì khả năng được tài trợ sẽ lớn hơn. Tôi xin đề nghị các cấp có thẩm quyền ở Việt Nam thành lập một quỹ tương ứng để dịch và xuất bản văn học Việt Nam ra tiếng nước ngoài. Nếu vậy thì sẽ giúp được văn học Việt Nam được xuất bản nhiều hơn ở Thụy Điển. Quỳnh Trang (ghi) |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất