(TT&VH Cuối tuần)- Nhà văn Trang Hạ: Công ty sách sòng phẳng với nhà văn là… không tưởng!
* Cảm giác của một nhà văn ra sao khi thấy sách mình bị làm lậu?
- Năm 2007, chỉ vài tuần sau khi tập truyện ngắn Những đống lửa trên vịnh Tây Tử của tôi phát hành, tôi nhìn thấy sách lậu khi tình cờ cầm một cuốn để ghi hình cho một phóng sự giới thiệu của VTV. Đó là sách lậu, in và cắt xén thô kệch, nhưng bày trên kệ cạnh những cuốn khác biết đâu đã làm bạn đọc tưởng Trang Hạ quảng cáo rầm rộ hóa ra là chỉ để cho ra mắt thứ sản phẩm in chất lượng hạng bét này?
Cảm giác của tôi lúc đó là, nếu biết gã nào in lậu, tôi sẵn sàng tới biếu không cho hắn toàn bộ “file” sách và bìa để hắn sử dụng miễn phí. Đằng nào cũng không tránh được sách lậu, thì mình chỉ mong không vì thế mà bạn đọc coi thường tác giả. Nhưng sau này tôi mới biết, đó chỉ là một phần bề nổi của sách lậu. Bởi không ai nhận ra sách lậu khi nó được in trên chính bản kẽm đã in sách thật. Tức là trên mọi phương diện, nó chỉ là sách giả, sách ma đối với riêng nhà văn và nhà xuất bản mà thôi. Thêm một thời gian nữa, thì tôi thấy bình thản với sách lậu, gần như không bận tâm nữa.
Tôi vừa ra mắt cuốn sách dịch mới Lỡ tay chạm ngực con gái (Công ty sách Đinh Tị - NXB Văn Học) hôm 4/11/2009, được biết có đầu nậu sách lậu đã rình và chờ cuốn này hơn nửa năm nay rồi.
* Chị phản ứng bằng cách bình thản với sách lậu?
- Tôi chưa bao giờ muốn để bạn đọc nhìn thấy Trang Hạ là một nạn nhân. Tôi cũng từng thoái thác khá nhiều phiền toái khác vì một là không định nổi tiếng bằng scandal, hai là tôi biết mục đích (và thu nhập) của tôi nằm ở đâu. Sách chỉ là công cụ mà tôi hướng tới mục đích và cơ hội đó.
Ngoài ra, nên phải hiểu rằng đầu nậu và thợ in hay công ty sách thì cũng là người, trong một môi trường văn hóa và kinh doanh như bây giờ, tôi lại thấy có nhiều đầu nậu sách lậu rất thảm hại và đầy rủi ro. Làm sao trách những “Chí Phèo” làng sách được khi mỗi người viết, nhà xuất bản chỉ lương thiện riêng mình thôi thì chả đủ để xã hội “làng Vũ Đại” tiến bộ nổi. Cho nên việc bắt một công ty sách sòng phẳng với tôi là chuyện viển vông, không tưởng. Chỉ tùy tâm và tùy vào đạo đức kinh doanh của chính nhà sách mà thôi. Nhà sách tử tế thì giữ được chân mình, nhà sách không tử tế, ta quay lưng đi thẳng.
Nghĩ một cách khác nữa, tôi cho rằng mọi cuốn tôi làm, tôi dịch, hay tôi tổ chức bản thảo sẽ đều bán tốt trên thị trường. Vì thế khi đã gạt ra khỏi mình được sự cay cú khi sách bị lậu, bị nối bản, thì thấy sự lựa chọn của một tác giả như tôi nói lên thái độ với ngành xuất bản. Tôi sẽ luôn lựa chọn công ty sách nhỏ, mới bắt đầu, bởi cuốn của tôi sẽ là cơ hội kinh doanh tốt của họ. Điều đó thúc đẩy xã hội phát triển, cũng thúc đẩy sự cạnh tranh trong xã hội, hơn là tôi để cuốn của tôi lọt thỏm trong một không gian bề thế của một công ty sách hàng đại gia.
* Chị nói, chị hoàn toàn sống được nhờ nhuận bút viết sách và dịch sách, thế nhưng lẽ ra, không chỉ sống được, mà chị còn có thể giàu có nếu như chúng ta có một cơ chế xuất bản lành mạnh...
- Nói cụ thể hơn thì mười lăm năm nay tôi sống tới giờ, xây dựng sự nghiệp và gia đình cho mình hoàn toàn dựa trên nhuận bút. Kể cả những năm “cày cuốc” như điên vì nhận nhuận bút của Việt Nam mà sinh sống ở nước ngoài. Nếu chỉ sống ở Việt Nam thôi thì một tác giả như tôi hoàn toàn sống khỏe và có thể du lịch nước ngoài, làm những điều mình thích dựa trên nhuận bút sách viết, sách dịch, chuyên đề, bài báo, thù lao các hợp đồng quảng cáo, hoa hồng chuyển nhượng bản quyền v.v… Tôi không rõ những ai kêu ca rằng nhuận bút không đủ sống. Nếu họ không chịu tận dụng những cơ hội vô hình mà sách mang lại thì đúng là sống sao đủ no mà yên tâm viết?
Những nhà văn nước ngoài (trong khu vực châu Á) mà tôi quen biết đều là những người giàu có vì nhuận bút một cuốn sách văn học mạng đã lên tới khoảng nửa tỉ tiền Việt, nhuận bút ba cuốn sách đủ mua một chung cư cao cấp. Thù lao quảng cáo đủ để sống khoẻ tại nước họ. Trong khi ở Việt Nam, nhuận bút một cuốn sách của tôi chỉ tối đa vài chục triệu, thù lao quảng cáo chỉ vài trăm đô, cái hợp đồng quảng cáo “mượn” hai chữ “Trang Hạ” nào nhiều nhất cũng chưa tới ba nghìn đô-la, thì làm sao sống nổi nếu người viết không xoay xở?
Nhưng cơ chế xuất bản lành mạnh chưa chắc đã mang lại sự giàu có cho nhà văn, nhất là một nhà văn dự bị như tôi, xếp hàng sau hàng năm bảy nghìn nhà văn và dịch giả “xịn” của Hội Nhà văn Việt Nam. Có điều, nó sẽ mang lại công bằng cho mọi đơn vị xuất bản, mang lại cho bạn đọc những cuốn sách không xuất bản kiểu chộp giật. Điều đó ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc nhà văn nhìn thấy tiền.
Nói một cách trực diện, mọi rối loạn của xã hội phải nhìn từ thượng tầng cơ cấu, thấy cuốn sách lậu thì đừng đổ lỗi cho người in lậu. Cũng có thể so sánh thị trường sách, thị trường văn hóa với sự tiến bộ của giáo dục hay sự nghiêm minh của luật pháp.
* Chị có nghĩ đến việc tìm sự giúp đỡ từ Trung tâm quyền tác giả Văn học Việt Nam không?
- Đó là trung tâm gì? Sao họ lại ngồi một chỗ để chờ tôi đến tìm họ vậy?
Giám đốc TT quyền tác giả Văn học, Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến: Phần lớn tác giả bị in lậu chưa ủy thác quyền cho Trung tâm
Trả lời cho câu hỏi của nhà văn Trang Hạ: “Trung tâm quyền tác giả Văn học là… gì vậy?”, chúng tôi tìm gặp Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến - Giám đốc Trung tâm quyền tác giả Văn học - Hội nhà văn Việt Nam.
* Bà đã từng mua/đọc hoặc nhìn thấy sách giả của các tác giả Việt Nam lần đầu khi nào? Lúc ấy cảm giác của bà ra sao?
- Trước khi về công tác tại TT quyền tác giả Văn học - Hội nhà văn, tôi từng là biên tập viên sách ở một NXB. Chúng tôi đã khai thác, tổ chức nhiều bộ sách phục vụ các đối tượng bạn đọc, nhất là các bạn thanh niên, học sinh. Những năm 1980, sách của các nhà xuất bản thường in hàng vạn bản. Nhưng từ những năm 1990 trở đi, do cơ chế thị trường, số đầu sách xuất bản hàng năm tăng rất nhanh, ngược lại số bản in cho mỗi đầu sách lại giảm xuống rất thấp. Lúc này nhà nước cho phép liên kết xuất bản, ai in nhiều bản thì đương nhiên phải nộp nhiều tiền quản lý phí, nên đa phần người liên kết chỉ đăng ký ở mức thấp nhất (500 hoặc 1.000 bản). Khi phát hành hết số lượng in lần đầu, tác giả/ chủ sở hữu tác phẩm lại quay về NXB xin tăng số lượng, nhưng cũng không tránh khỏi có người vì lợi nhuận đã lén in thêm để kiếm lời. Đấy là một dạng in lậu thông thường để trốn thuế và trốn quản lý phí gây thiệt hại cho NXB và thất thu của nhà nước.
Trường hợp nghiêm trọng hơn là có những người không phải tác giả, không bao giờ đến NXB mà chỉ chuyên nghe ngóng trên thị trường xem có cuốn sách nào mới xuất bản hấp dẫn hoặc có vấn đề nóng… liền mua về sao chụp làm giả giống hệt rồi bán khắp nơi với giá rẻ hơn cả giá thành cuốn sách thật. Nhiều NXB, nhà sách đã phải dán tem chống giả cho sách của mình nhưng vẫn bị in lậu. Nhìn những cuốn sách in lậu, tôi đau xót nghĩ đến sự lao động cực nhọc của các nhà văn bị ăn cắp một cách trắng trợn, có người cả một đời mới viết được một tác phẩm NXB trả cho mấy triệu bạc còn những người in lậu thì kiếm được hàng chục triệu.
Rất nhiều nhà văn tên tuổi là nạn nhân của nạn sao chép lậu. Tôi có thời kỳ tự nguyện giúp đỡ một số nhà văn có bản thảo hay nhưng không có tiền tự in sách nên cũng đã từng là nạn nhân của nạn sách lậu như vậy, vừa bị thất thu, vừa bị các tác giả hiểu lầm nên sau này tôi quyết dấn thân cho công việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tác giả. Đấy cũng là lý do tôi nhận trách nhiệm quản lý trong Trung tâm Quyền tác giả Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam từ 2004 đến nay.
* Trong trường hợp tác giả phát hiện ra tác phẩm của mình bị in lậu nhưng chưa có chứng cứ rõ ràng, tác giả đó nên làm gì?
- Từ ngày thành lập đến nay, Trung tâm Quyền tác giả Văn học nhận được không ít những vụ khiếu kiện từ hội viên về sách lậu, sách giả. Có vụ một cuốn sách nhưng số lượng in cuốn ghi 1.000 bản, cuốn ghi 2.000 bản, còn nhà sách chối bay chối biến rằng chỉ in có 1.000 bản. Lại có những cuốn sách ruột giống nhau y đúc nhưng bìa khác nhau hoàn toàn. Nhà sách nọ nói rằng do không bán được nên thay bìa mới, nhưng số lượng cũng chỉ là 1.000 bản thôi (phát hành trong gần chục năm!) Gần đây, cuốn Thời của thánh thần của nhà văn Hoàng Minh Tường, một cuốn sách do biên tập không kỹ bị thu hồi, nhưng lại xuất hiện trên thị trường khá nhiều. Những kẻ làm sách lậu không cần làm giống sách thật, bìa sách thật gấp mép, để tiết kiệm chi phí, sách nhái bỏ gấp mép bìa. Trung tâm Quyền tác giả cấp tốc làm tờ trình và thu gom hiện vật gửi lên cơ quan Thanh tra của ngành Văn hóa, nhưng rút cục chẳng được can thiệp ở mức độ nào. Có thể cuốn sách đó, không thuộc đối tượng tác phẩm được Nhà nước bảo hộ, nhưng nếu nó lưu hành rộng rãi dù lén lút thì vừa vô hiệu hóa việc ngăn cấm phát hành cuốn sách đó vừa chứng tỏ thị trường xuất bản rất lơi lỏng, bất lực, dễ dãi trước hiện tượng sách giả, sách lậu.
Mặt khác, phần lớn các tác giả có sách bị in lậu đều chưa ủy thác quyền cho Trung tâm chúng tôi. Những tác giả nào đã ký ủy thác quyền, chúng tôi đều theo đuổi, bảo vệ đến cùng một khi tác phẩm đó bị xâm hại quyền tác giả.
Cô ấy là một trong những tượng đài trong làng bóng chuyền nữ Việt Nam. Dù đã tuyên bố không trở lại thi đấu bóng chuyền nhưng cô ấy sau đó đã quyết định tái xuất ở tuổi 34 và vừa hé lộ chi tiết bất ngờ.
Nam diễn viên Jung Woo Sung đã thừa nhận anh có con trai với người mẫu Moon Ga Bi. Cả hai đã quyết định không kết hôn, nhưng Jung Woo Sung tuyên bố sẽ chi trả các chi phí liên quan đến con.
Vừa qua, Oway Việt Nam đã tổ chức một sự kiện ấm cúng và đầy ý nghĩa dành riêng cho cộng đồng sống Xanh #OWAYANS. Buổi tiệc là cơ hội để các thành viên của “Cộng đồng Xanh” cùng các khách hàng thân thiết, những người lựa chọn và lan tỏa lối sống Xanh, chia sẻ những kinh nghiệm và trao đổi về phong cách sống bền vững từ việc lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Thông qua sự kiện này, Oway mong muốn gửi lời tri ân đến khách hàng đã đồng hành cùng thương hiệu và vinh danh giải thưởng Thương hiệu Bền vững mà Oway đạt được trong thời gian vừa qua
Thông tin Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ ngày 18-24/11, Trung tâm liên tiếp ghi nhận nhiều phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ, có dấu hiệu lừa đảo.
Nhận định về tình hình không khí lạnh, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, ngày 26/11, không khí lạnh ảnh hưởng tới khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa được bầu làm Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, tháng 11/2024 (tính từ ngày 15/10/2024 đến ngày 14/11/2024), toàn quốc xảy ra 1.980 vụ tai nạn giao thông, làm 965 người tử vong và làm bị thương 1.418 người.
Xem trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Ulsan Citizen ở đâu? - Thethaovanhoa.vn cập nhật các link trực tiếp trận giao hữu giữa Việt Nam vs Ulsan Citizen, diễn ra ngày hôm nay.
Một cú đánh ấn tượng của cơ thủ bi-a người Anh Robert Milkins tại vòng 32 giải UK Championship đã khiến làng snooker bối rối: liệu đây là kỹ thuật đỉnh cao hay chỉ là một pha ăn may kỳ diệu?
Tin nóng bóng đá Việt 26/11: HLV Brazil nhận 'gạch đá' vì công khai cổ vũ đội tuyển Việt Nam; Nam Định rộng cửa đi tiếp ở cúp châu Á; Đội tuyển Việt Nam nhận tin vui...
Cơn bão Bert cuối tuần qua đã gây ra tình trạng thời tiết hỗn loạn trên khắp Vương quốc Anh, khiến nhiều trận đấu bóng đá phải hủy bỏ. Một trong những hình ảnh gây chú ý nhất đến từ câu lạc bộ Lydney Town, khi toàn bộ sân bóng của họ chìm trong nước, biến thành một "hồ bơi" bất đắc dĩ.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11, rạng sáng 27/11 - Thethaovanhoa.vn cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá: Cúp C1 châu Âu, Cúp C1 châu Á, hạng nhất Anh, La Liga 2, Cúp Nhà vua Tây Ban Nha.
Cô ấy là chủ công tài năng của BTL Thông Tin nhưng chỉ ít ngày sau khi lên ngôi VĐQG, cô ấy quyết định lập gia đình không lâu sau đó cô ấy quyết định giải nghệ ở tuổi 28 khi đang trên đỉnh cao sự nghiệp.
Lê Quang Liêm, kỳ thủ cờ vua số một Việt Nam, đã ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử môn thể thao trí tuệ này với những thành tích lẫy lừng trên đấu trường quốc tế.
Á quân The Face 2018 Trâm Anh vào vai "tiểu tam" trong tình huống bất đắc dĩ và có những màn diễn lãng mạn cùng với diễn viên Văn Anh - vai nhạc sĩ Chí Kiên.