19/01/2009 01:26 GMT+7 | Đọc - Xem
Thực tế của “Bè xuôi sông La”
Bài thơ “Bè xuôi sông La” được viết năm 1969, khi nhà thơ Vũ Duy Thông đang công tác ở Hà Tĩnh. Là một phóng viên chiến trường, ông thường xuyên phải đến những điểm địch đánh phá ác liệt nhất nhưng nhiều khi cũng được phân công sang những đề tài khác. Lần đó, ông đạp xe cả mấy chục cây số từ Thạch Vĩnh lên lâm trường Hương Sơn để viết về đội khai thác số 5 của lâm trường này. Khi đó, ai đã từng sống ở chiến trường khu 4 đều không thể quên được hình ảnh những người dân nơi đây chặt các cây gỗ, rỡ nhà mình để lót đường thông xe ra tiền tuyến. Trong chuyến công tác này, xúc động trước công việc vất vả nhưng đầy nhiệt huyết công nhân lâm trường, chàng phóng viên trẻ Vũ Duy Thông đã viết bài thơ.
|
* Đến bài thơ được trao giải vào phút chót
Sau khi bài thơ làm xong, tình cờ, sau một chuyến đi công tác, trở về nơi ở của tổ phóng viên thường trú là ban tuyên huấn tỉnh ủy ông thấy có một đống báo cũ liền lật ra đọc. Tình cờ, trong số đó có tờ báo Văn Nghệ, in thông báo về cuộc thi thơ năm 1969. Hôm đó là ngày 30 tháng 12 rồi, trong khi hạn cuối cuối cùng nộp tác phẩm là ngày 31. Từ xóm Đình xã Thạch Vĩnh, nơi sơ tán bí mật của Ban tuyên giáo tỉnh ủy đến xã Thạch Thanh là nơi có bưu điện khá xa lại thường bị máy bay ném bom…Ông nhớ lại: “ Hạn nộp thì sắp hết, bưu điện thì quá xa thế nhưng tôi rất muốn dự thi để thử sức mình. Thôi thì cứ liều! Tôi vội tìm trong cuốn sổ chép thơ xem có bài nào được thì chép để gửi. Khi đó, “Bè xuôi sông La” đang còn ở dạng viết tay rất lem nhem. Chọn mãi, được hai bài, “Bè xuôi sông La” và “ Ngọn đèn lò”. Ngồi trong hầm, hí húi sửa ngay trong đêm. Đến sáng hôm sau thì chép lại sạch sẽ, chữ nắn nót và tròn trịa như hạt đỗ …rồi đạp xe sang tận Thạch Thanh để gửi bưu điện”.
Trong cuộc thi này, giải Nhất thuộc về Phạm Tiến Duật; Nhì là Vương Anh, Phan Thị Thanh Nhàn và Bế Kiến Quốc, giải Ba là Vũ Châu Phối…Nhà thơ Xuân Diệu lúc bấy giờ là chánh chủ khảo cuộc thi, trước khi họp phiên tổng kết, ông đã đi lật lại một đống bản thảo không được giải, trong đó có tác phẩm của của nhà thơ Vũ Duy Thông. Vì trên bì thư có dấu bưu điện ngày 31/12 hơn nữa lại được gửi từ chiến trường nhất lại là khu 4 nên nhà thơ Xuân Diệu không ngại ngần xem lại. Và thật bất ngờ, sau khi xem xong, Xuân Diệu đã quyết định bổ sung bài thơ “Bè xuôi sông La” vào giải. Và bài thơ đạt giải Ba.
Với nhà thơ Vũ Duy Thông thì dường như bài thơ “Bè xuôi sông La” có duyên với nhà thơ Xuân Diệu! Ông kể: “Khi báo Văn Nghệ in các bài thơ đoạt giải thưởng, đã in nhầm một từ trong bài thơ này. Tôi viết là: “ Thác lao vèo ngang mặt” bị in nhầm là “Thác lao vào ngang mặt”. Có người đưa tờ báo cho ông Xuân Diệu thì ông nói: “May mà nó nhầm, vèo thì nhẹ quá, vào mới hay!” Nhờ việc đọc bản sửa nhầm, đúng hơn là nhờ sự tinh tế và tài thơ của Xuân Diệu, tôi có một câu thơ càng sau này càng thấy tâm đắc.”
* Hành trình đến với sách giáo khoa.
Sau khi được giải, “Bè xuôi sông La” được in và tái bản rất nhiều lần trong nhiều tuyển tập khác nhau. Rồi bài thơ được chọn in trong SGK nhưng chỉ ở mục đọc thêm. Mãi tới gần đây, bài thơ mới được chuyển thành bài đọc trong SGK Tiếng Việt 4, bộ mới. Tuy vậy, bài thơ gốc dài hơn chục khổ với những câu như:
Nhà thơ Vũ Duy Thông |
Kỳ sau: Nhà thơ Vũ Duy Thông: Một năm dành hai tháng...cho thơ
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất