18/01/2009 09:18 GMT+7 | Trong nước
Hành trình của Barack Obama và Joe Biden (theo giờ VN) |
Vị tổng thống gần dân
Chuyến đi bất ngờ từ Phialadelphia đến nơi làm lễ nhậm chức ở Washington được coi là màn quảng bá hình ảnh hết sức độc đáo của Barack Obama. Trong khi mọi người gật gù thán phục ý tưởng tuyệt chiêu và “rất Mỹ” này thì có những người mất ăn mất ngủ vì lo lắng, trước hết là l đội đặc nhiệm bảo vệ tổng thống (Secret Service). Ron Williams, người từng có thời gian phụ đội đặc nhiệm này, nói với tạp chí Stern (Đức): “Lạy Chúa, ai lại báo trước cho kẻ thù hành trình từ điểm A qua điểm B đến điểm C cơ chứ?” Hàng trăm cảnh sát đã được huy động lật từng hòn đá lên để kiểm tra trên đoạn đường 225 cây số mà hai nhà lãnh đạo Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đi qua trong mấy hôm liền.
Hôm nay (giờ VN), chủ nhân mới của Nhà Trắng vào ga “33th Street” ở Phialadelphia để lên tàu đi tới thành phố Wilmington (bang Delaware), nơi cấp phó của ông là Joe Biden sinh sống. Tại đó, ông đón ông Joe Biden cùng lên tàu và hai người tiếp tục đi tới Baltimore: Đó chính là nơi bài The Star-Spangled Banner do luật sư trẻ tuổiFrancis Scott Key sáng tác ngày 14/9/1814 và sau này được dùng làm quốc ca Mỹ. Từ đó đoàn tầu đi tiếp đến nhà ga Union Station ở Washington vào thứ 2, một ngày trước khi diễn ra lễ nhậm chức..
Chuyến đi tới thủ đô này có một ý nghĩa lớn: chính đường đi là đích đến. Vì trên hành trình của mình, ông Obama liên tục dừng lại để gặp gỡ dân chúng trên con đường mình đi qua.
Thì giờ để lắng nghe
Mục đích chính của ông Obama là có dịp trò chuyện trực tiếp với người dân, trong đó có những người muốn đến dự lễ nhậm chức mà không mua được vé. Văn phòng Nhà Trắng đã mời 40 người dân từ mọi miền đất nước đi cùng ông Obama trên chuyến tầu này. Họ được lựa chọn theo một tiêu chí tối thượng: phải là những công dân hoàn toàn bình thường! Giấy mời (gửi qua email) ghi rõ: “Tổng thống muốn mời một nhóm người đủ mọi thành phần đại diện cho đất nước vĩ đại của chúng ta”.
Một giấy mời được gửi đến cho Matt Kuntz, từng là lính tinh nhuệ của quân đội Mỹ. Sau khi giải ngũ, Kuntz lập một tổ chức chuyên chăm sóc các nạn nhân là lính từng tham chiến và nay chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề (hội chứng PTBS). “Tôi rất vui mừng khi thấy tổng thống quan tâm đến số phận của những cựu binh bị chứng PTBS”, Kuntz kể trên một tờ nhật báo Mỹ.
Chuyến đi của ông Obama có một tiền lệ lịch sử quan trọng: Năm 1861, tổng thống Mỹ thứ 16 là Abraham Lincoln đã đi đúng chặng đường này để đến Washington nhậm chức. Điểm xuất phát Philadelphia không phải là ngẫu nhiên: Đó chính là nơi nước Mỹ tuyên bố độc lập năm 1776.
Trước đây cũng đã có nhiều tổng thống Mỹ đi bằng tầu hỏa, nhưng theo những hành trình khác. Thí dụ năm 1948, Harry S. Truman là tổng thống thứ 33 đã làm một cuộc vận động tranh cử huyền thoại bằng tàu hỏa và vượt qua một chặng đường dài 35.000 km. Gerald Ford (năm 1976) và Ronald Reagan (1984) cũng từng vẫy chào nhân dân đứng dọc hai bên đường tàu.
Theo lực lượng an ninh, đoàn tầu của ông Obama có thể thu hút tới hơn một triệu người hiếu kỳ. Trong lịch sử từ trước tới nay, đã có một đoàn tàu từng thu hút được số người đông đảo như vậy. Đó là vào năm 1968 khi thượng nghị sĩ Robert Francis Kennedy bị ám sát trước thềm chiến dịch tranh cử với Richard Nixon và thi hài của ông được chở tàu hỏa từ New York về Washington.
Chính lượng người xem này làm lực lượng bảo vệ lo sốt vó. Hàng nghìn cảnh sát đặc nhiệm từ 40 quận khác nhau đã phải chiếm hết các bãi đỗ xe, ga và cầu trên đường. Không những thế, dọc đường tàu sẽ phải cắt cử nhiều nhân viên an ninh canh gác đêm ngày. Bài học từ vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy 1963 vẫn còn nóng hổi. Hồi ấy Secret Service đã đề nghị phải dùng xe bọc thép chống đạn nhưng không được tổng thống chấp thuận. Hậu quả như mọi người đều biết: Kennedy bị hạ sát trên xe mui trần.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất