23/10/2011 11:11 GMT+7 | V-League
(TT&VH) - … mà ngôn bất thuận, thì mãi là kẻ bại. Đó là lý do khiến HLV Lê Thụy Hải phải rời Thủ Dầu Một, sau khi lãnh đạo đội bóng đất Thủ có ý định mời Henrique Calisto về giữ vai trò GĐKT đội bóng, chứ không phải quyết định sa thải bởi chính sách mua sắm bất hợp lý của ông tướng người Hà Đông (cũ). Ông Hải “lơ” không muốn là cái bóng của bất cứ ai, nhất là khi đó là đồng nghiệp mà trong tiềm thức, ông vốn đã bất phục.
Sự bất công của bóng đá
Chiếc ghế nóng của HLV Lê Thụy Hải đã được cảnh báo từ trước, sau những cuộc chiêu mộ cầu thủ của lãnh đạo không thật hợp với tư duy chiến thuật của ông Hải “lơ”. Đó là sự xuất hiện của những Đinh Hoàng La, Nguyễn Hoàng Helio và Nguyễn Việt Thắng. Thời còn nắm V.NB, HLV Lê Thụy Hải đã không ít lần phải thỏa hiệp với cầu thủ, cho họ tập trung muộn, cùng với yêu cầu được đá chính. Vì thời thế, ông Hải “lơ” cho qua tất cả. Nhưng khi vào Bình Dương, điều này bị cho là khó chấp nhận.
“Tôi không thể cho phép một cầu thủ hoàn toàn không tập luyện lại giành suất đá chính được. Đó là trường hợp của Leandro. Anh ta là ai mà có thể đưa ra yêu cầu đó?”, phát biểu của ông Hải “lơ”, khi phóng viên đề cập đến những tồn tại của B.BD, đội bóng đã buộc mình ở thế kèo dưới với quyết định mời ông vào nắm quyền. HLV Lê Thụy Hải như đơn thương độc mã với phần còn lại, bởi đơn giản, lãnh đạo không bỏ ra cả chục tỷ đồng mua cầu thủ, chỉ để đánh bóng băng ghế dự bị.
HLV không được toàn quyền và người làm chuyên môn lại không được quyết định chuyên môn, đó là sự bất công của BĐCN kiểu VN. Nhưng thực trạng ấy đã tồn tại từ khi V-League được sáng lập rồi chứ không phải cho đến bây giờ. Như chúng tôi từng đề cập, hình ảnh bầu Kiên của HN.ACB (cũ) cầm sa bàn chỉ đạo cả Mauricio Luis đã là một điển tích. Hay những tình huống tương tự với bầu Đức và thuộc cấp ở HA.GL, trong việc thay người, làm chiến thuật. Đó chính là sự bất công của bóng đá!
HLV trưởng hay công cụ?
“Ngôn bất thuận” được hiểu theo mức độ - trọng lượng trong lời dụ của HLV trưởng đội bóng. Trên thực tế, HLV chỉ có tiếng nói trong các buổi tập, còn đằng sau đó, việc lên sơ đồ thi đấu và thậm chí là thay người, đều được quyết bởi các ông bầu, hoặc thấp hơn là thuộc cấp. Phàm là ông chủ, người bỏ tiền để trả lương cho phần còn lại, ai không muốn chiến thắng và thắng đẹp?! Hãy hỏi điều này ở HN.T&T, HA.GL hay SG.XT, tất sẽ rõ. Rất ít có những ngoại lệ.
Giải bóng đá chuyên nghiệp VN sắp bước qua tuổi 12 nhưng có thể thấy, phần đông đội ngũ làm thuê (HLV và cầu thủ) chỉ là công cụ. Nói điều này ra, có lẽ người trong cuộc cũng không nên tự ái vặt. Họ có nhiệm vụ quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp và thực thi chỉ dụ của ông chủ, bởi thực tế là bóng đá chưa thể nuôi được bóng đá và vẫn phải sống nhờ bầu sữa doanh nghiệp. Khi “Hiệp hội cầu thủ” còn chưa được thành lập, vai trò của Hội đồng HLV là khá hạn chế.
Lê Thụy Hải bị cách chức, trước đó, đồng nghiệp Mai Đức Chung cũng đã từ nhiệm ở N.SG, người ta phải thắc mắc, ai là người chịu trách nhiệm với hậu sự của những người làm công tác huấn luyện?! Tất cả những trần tình với báo chí của ông Hải “lơ”, cũng chỉ cho bõ ghét, chứ hoàn toàn không có giá trị để làm một cuộc cách mạnh. Ông Chung “Xe ca”, nếu có nói ra những tồn tại của nền BĐCN kiểu VN, sau khi đã rời N.SG, cũng chỉ sướng miệng mà thôi.
BĐCN kiểu VN xin đừng nói đến vai trò tiên quyết của HLV trưởng.
Tùy Phong
Ngày còn nắm Đà Nẵng (2005), HLV Lê Thụy Hải đã vấp phải những phản ứng của cầu thủ trụ cột. Một trong những trụ cột của đội bóng sông Hàn khi đó đã nói thẳng, rằng ông Hải “lơ” cũng chỉ là người làm thuê như mình và có dám chắc, ông sẽ trụ lại lâu hơn cầu thủ hay không. Vị tướng người Hà Đông (cũ) bị bắt bí và ai cũng biết, HLV Lê Thụy Hải đã buộc phải rời nhiệm sở mà vụ tiêu cực tại SEA Games 23 chỉ là cái cớ. Giờ thì HLV Lê Thụy Hải lại đang vướng phải những vấn đề tương tự tại Thủ Dầu Một khi nói không với những ngôi sao cỡ bự. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất