24/03/2010 07:59 GMT+7 | Văn hoá
GS.TSKH Trần Ngọc
Thêm: “Văn hóa phong bì” nhập nhằng tốt-xấu, tình cảm-mua bánCái gọi là “văn hóa phong bì” là hiện tượng giáp ranh giữa cái tốt và cái xấu, giữa truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp và tính thực dụng thời hiện đại. Khác với xã hội phương Tây vốn dựa trên nền tảng kinh tế, mọi quan hệ đều rất rạch ròi sòng phẳng kiểu “ăn bánh trả tiền”, xã hội truyền thống Việt Nam là một xã hội nông nghiệp với nguồn tài nguyên trù phú, con người không cần phải bươn chải nhiều nên người Việt coi trọng sự ổn định hơn là phát triển. Để phát triển thì con người ganh đua, cạnh tranh với nhau, còn muốn ổn định thì mọi người phải giữ quan hệ tốt với nhau, mà muốn quan hệ tốt tất yếu phải coi trọng tình cảm. Truyền thống “trọng tình” được biểu hiện qua việc quan tâm lẫn nhau, quà cáp cho nhau để thể hiện cái “tình” hoặc “tri ân” người đã giúp đỡ mình. Tuy nhiên ngày nay chúng ta đang chuyển từ một xã hội nông nghiệp
sang một xã hội công nghiệp, từ làng xã nông thôn nhỏ hẹp trong sang đô
thị rộng lớn theo kiểu phương Tây. Và sự ra đời của “văn hóa phong bì”
có thể xem là một thứ sản phẩm quái thai hòa trộn nhập nhằng giữa cái cũ
là tình cảm với cái mới là “mua bán”: hình thức là “tình cảm” nhưng nội
dung là “mua bán”. Trong hàng trăm ngàn phong bì có thể có rất nhiều
phong bì mang tính mua bán, hối lộ nhưng vẫn có những phong bì thực sự
mang tính tình cảm và việc phân biệt hai loại này không phải là khó khi
xét đến thời điểm cùng giá trị tinh thần và vật chất của phong bì. Bên cạnh đó, thực trạng kinh tế của chúng ta hiện nay cũng tạo môi trường “hợp pháp” cho phép “văn hóa phong bì” phát triển: đó là tình trạng đồng lương chính thức của các công chức còn xa mới đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho mình và gia đình. Đó là lý do hợp lý, hợp pháp cho cả người đưa và người nhận phong bì. Người quản lý cũng không thể thẳng tay xử lý cấp dưới khi đồng lương mình thay mặt nhà nước trả cho người ta không đủ sống, và khi bản thân mình cũng nằm trong vòng luẩn quẩn “trao-nhận phong bì”… Như vậy, trong khi nguyên
nhân “giao thời giữa truyền thống và hiện đại” thuộc về văn hóa thì
trách nhiệm trong việc “đồng lương không đủ sống” thuộc về nhà quản lý;
khi nào mà nhà quản lý điều phối được “tổng nguồn thu” trong xã hội
sao cho bảo đảm để công chức toàn tâm toàn ý làm một việc ở một nơi và
nhận được đồng lương xứng đáng. Khi nào mà cả xã hội hiểu rõ rằng
người làm việc chân chính thì sẽ có một cuộc sống thoải mái, không cần
đến những khoản phụ thu, còn người nhận hối lộ thì sẽ mất việc thì lúc
ấy “văn hóa phong bì” cũng sẽ “thoái trào”… Ninh Lộc (ghi) |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất