Từ khoảng 7h
sáng, những người dân ở làng Mọc Cựu xưa, nay thuộc phường Hạ Đình,
Thanh Xuân đã chuẩn bị sẵn sàng cho buổi lễ quan trọng của làng.
Tại đình làng
(đình Vòng), đông đảo người dân đã bắt đầu cho lễ hội có 1 không 2 này.
Tương truyền rằng đình Vòng rất thiêng. Bất cứ ai không thể hiện sự tôn
trọng Thành hoàng làng, khi đi qua đình đều bị thánh vật. Chính vì vậy
người ta thường phải đi vòng đường khác. Tên đình Vòng có từ ngày đó.
Mỗi lần Lễ hội
diễn ra, làng phải chọn 1 người có đủ tài đức, uy tín, ảnh hưởng để làm
chủ lễ. Người này ngoài có quyền chỉ đạo toàn bộ người tham gia các lễ
nghi còn là người được tế lễ trước Thành hoàng làng.
Lễ thiêng, lại chỉ diễn ra 3 năm một lần nên
người làng Mọc Cựu luôn tỏ
ra thành kính mỗi khi tham dự lễ hội.
Ngay sau khi
chuẩn bị đầy đủ lễ vật, chỉnh đốn xong đội tế lễ, chủ tế sẽ bắt đầu các
nghi thức xin rước thánh đến nhà người được coi là đáng trọng vọng nhất
trong thời gian 3 năm qua của làng. Tiêu chí không chỉ là đức cao, vọng
trọng, được nhiều người yêu quý mà còn phải có kinh tế khá giả, con cái
thành đạt, gia đình hòa thuận...
Sau khi làm
lễ, đoàn tế lễ sẽ rước kiệu Thành hoàng làng tới tận nhà người được chọn
để tôn vinh gia đình người này. Cả gia đình người được chọn phải cung
nghinh Thành hoàng làng, cảm ơn sự tín trọng của dân làng đối với gia
đình mình.
Trong khi đó,
tất cả những người dân hai bên đường đều
chuẩn bị bàn lễ khi kiệu Thành
hoàng làng đi qua. Người lớn thì
mong muốn được chạm tay vào kiệu của
ngài để lấy lộc. Trẻ con thì muốn chui qua kiệu để lấy phước, ăn mau,
chóng lớn.
Có một tục lệ
rất lạ, đó là kiệu đi tới đâu, người dân phải rải chiếu ra đón rước tới
đó. Người ta coi đó là nhận lộc của Thành hoàng làng.
Nếu được đoàn
rước đi qua chiếu, người rải chiếu sẽ gặp nhiều may mắn, gia đình có
nhiều lộc cả năm.
Chính vì vậy
nghi thức rải chiếu ra đường đón kiệu của Thành hoàng làng được thực
hiện rất nghiêm túc.
Chỉ một sự
thiếu trân trọng thôi, chiếc chiếu sẽ không được đoàn kiệu bước qua. Đây
thực sự là điều không may mắn cho gia chủ.
Thông thường,
chiếu mang ra rải lót đường cho kiệu Thành hoàng làng là chiếu mới và
sau đó sẽ được sử dụng hàng ngày như để mong muốn luôn được hưởng lộc
của ngài.
Sau khi rước
lễ từ gia đình người được chọn của làng, đoàn kiệu sẽ trở về đình trong
sự đón rước tưng bừng.
Kiệu của Thành
hoàng làng thường đi cuối đoàn rước với sự bảo vệ của các tráng binh
của làng.
Đi sát kiệu
của Thành hoàng làng sẽ là lễ vật của gia đình được chọn là gia đình
tiêu biểu của làng hiến dâng lên đình làng.
Lễ vật thường
không quá cầu kỳ. Thường là xôi, gà, một số loại bánh kẹo. Tiền lộc
thường được người dân cùng làng gửi theo kiệu lễ vật coi như xin ké lộc
của gia đình tiêu biểu trong làng.
Để toàn bộ lễ
vật được đảm bảo dâng lên trọn vẹn cho Thành hoàng làng, các tráng đinh
khuân kiệu phải bịt mũi, tránh hưởng lễ vật trước Thành hoàng làng.
Sau đó lễ vật
được kính cẩn rước vào đình để thắp hương.
Các lễ vật
khác cũng được con cháu gia đình tiêu biểu của làng đưa lên một cách
kính cẩn.
Trước khi làm
lễ tạ ơn Thành hoàng làng, cụ từ sẽ làm lễ mời Thành hoàng làng ra chứng
kiến và hưởng lễ vật.
Tiếp đó là các
cụ cao tuổi, chức sắc của làng sẽ bắt đầu thực hiện các nghi lễ cần
thiết trước
khi gia đình tiêu biểu chính thức dâng lễ vật và thể hiện lòng biết ơn
Thành hoàng làng đã phù hộ.
Năm nay, gia đình cụ
Trương Cảnh Lâm đã được chọn là gia đình tiêu biểu trong ba năm của cụm 4. Cụ cùng
gia đình đã đến tế lễ tại làng và cảm tạ Thành hoàng làng đã phù hộ cho
gia đình được hạnh phúc, con cháu làm ăn tấn tới.
Sau gần 1 ngày thực
hiện các nghi lễ, buổi tế lễ kết thúc. Sau 3 năm nữa, hội làng mới diễn
ra. Khi đó, các bô lão cùng người dân trong làng lại tiếp tục chọn ra 1
gia đình tiêu biểu để tôn vinh.