14/09/2012 07:22 GMT+7 | Văn hoá
Ngày 8.9, trong lúc lặn biển, một số ngư dân xãBình Châu vô tình phát hiện nhiều mảnh vỡ bằng gốm sứ rất cổ nằm dưới cát. Nghi ngờ phía dưới có nhiều đồ cổ nên ngư dân lặn đào lớp cát tìm kiếm thì phát hiện vô vàn những cổ vật gồm chén, bát, dĩa… đủ loại lớn nhỏ. Số cổ vật này nằm trong một con tàu cổ bị đắm vùi lấp hàng trăm năm dưới cát. Tức tốc, thông tin lan truyền nhanh chóng.
Bộ VHTTDL: Khẩn trương xây dựng phương án khai quật khẩn cấp Trước diễn biến của vụ việc, chiều qua 11.9, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đã ký văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phối hợp xử lý tàu đắm tại Bình Sơn, Quảng Ngãi. Theo đó, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh một số vấn đề sau: Tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo vệ khu vực phát hiện tàu đắm, ngăn chặn mọi hành vi trục vớt cổ vật trái phép; có biện pháp thu hồi cổ vật, tuyên truyền vận động nhân dân giao nộp cổ vật đã bị trục vớt trái phép; Khẩn trương chỉ đạo Sở VHTTDL phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng phương án, kinh phí và các thủ tục cần thiết cho việc khai quật khẩn cấp. Kinh phí cho công tác khai quật khảo cổ lấy từ ngân sách địa phương. Bộ VHTTDL sẽ cử chuyên gia giám định cổ vật và cơ quan liên quan để giám định và hướng dẫn xử lý các công việc tiếp theo. P.V |
Thực hiện theo Luật Di sản văn hoá Tại cuộc họp bàn biện pháp triển khai công tác quản lý, bảo vệ và trục vớt cổ vật chìm đắm dưới biển, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Quang Thích nhấn mạnh, việc bảo vệ cổ vật và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương là nhiệm vụ cấp thiết nên các Sở, ngành triển khai các biện pháp bảo vệ khu vực cổ vật và có văn bản khẩn cho Bộ VHTTDL đề nghị cho UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép trục vớt khẩn cấp cổ vật theo Điều 38 Luật Di sản văn hóa. Sở VHTTDL khẳng định, tại Điều 6 Luật Di sản văn hoá qui định: Mọi di sản văn hoá ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu Nhà nước. Cũng theo Điều 41 của Luật: Mọi di vật, cổ vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. Trong khi đó, theo Điều 70 của Bộ luật Dân sự: người nào phát hiện được di sản văn hoá mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt hoặc có hành vi gây hư hại, huỷ hoại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; di sản văn hoá đó bị Nhà nước thu hồi. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất