08/12/2011 11:00 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - Đó là phát biểu của một người “ngoại đạo” với văn chương - họa sĩ, nhà phê bình Mỹ thuật Phan Cẩm Thượng trong buổi ra mắt tập truyện 24h của nhà văn trẻ Nguyễn Quỳnh Trang (hiện công tác tại báo TT&VH) diễn ra tại Hà Nội sáng qua (7/12).
Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng (trái) và nhà văn trẻ Nguyễn Quỳnh Trang
1. Bằng con mắt của một nhà phê bình mỹ thuật, làm nghệ thuật và nghiên cứu văn hóa, họa sĩ Phan Cẩm Thượng bắt đầu “thuyết pháp” về vấn đề tình dục trong văn học nghệ thuật theo một “đường biên” của mỹ thuật, bằng chính tâm tính của người Việt mà ông từng nghiên cứu và thậm chí là bằng chính những “trải nghiệm” của mình từ cái thời mà ông gọi là “thời không có tình dục”.
Ông cho rằng, cái gì thuộc về con người, thuộc về đời sống cảm giác thông qua cái việc tình dục hay khỏa thân nó luôn bộc lộ rất trực tiếp. Theo ông, tình dục, khỏa thân trong văn chương thì: “Phụ nữ miêu tả về vấn đề này giỏi hơn, vì hình như người đàn ông chỉ “yêu” xong là lăn ra ngủ, chứ chả biết cái cảm giác nó ra làm sao cả. Ví dụ tôi đọc Tiếng chim hót trong bụi mận gai hay Cuốn theo chiều gió... nói chung phụ nữ họ viết về tình yêu, tình dục rất hay.
Văn hóa nước mình có những phần chưa cho phép sử dụng “cái này” nhiều, nhưng nếu chúng ta biết “sử dụng” có văn hóa và có một trình độ để sử dụng thì không phải độc giả không hoan nghênh. Vì vậy, tôi nghĩ nhà văn cần phải có văn hóa và sự thành thật thì mới có thể viết hay về vấn đề này được. Giống như tôi xem một vài triển lãm gần đây thì thấy thanh niên người ta vẽ những truyện trần truồng rất là nhiều, nhưng có một điểm là họ không vẽ cho họ mà như vẽ cho ai xem ấy. Như vậy họ giống như là làm tình giả, không thật, vì vẽ cho mình nó phải khác.
Xưa kia, trong chiến tranh người Việt đặt ra rất nhiều cấm kỵ là do hoàn cảnh của cuộc chiến nó phải thế, nhưng sau chiến tranh người ta không cấm kỵ nữa thì cái đó mới được bung ra, trong đó có chuyện tình dục. Sau này, khi xã hội đã thay đổi, hình thành nên tâm lý phản hồi, bật ngược trở lại, làm con người trở nên thích với cái đó (vấn đề tình dục, khỏa thân), cố gắng làm cho nó to phe lên chứ bản chất con người nó vẫn thế mà thôi”.
2. Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng cho biết ông cũng đã đọc văn của Quỳnh Trang và ông thấy sex trong văn của cây bút nữ này “chả ăn thua gì”. “Tôi nói chuyện với nó (Quỳnh Trang) hàng ngày tôi thấy có khi còn hay hơn. Viết về sex cần phải hay. Vì cái đó nó biểu hiện cảm giác của con người nhiều lắm. Sex không có nghĩa chỉ là nam với nữ. Ví dụ khi tôi sờ vào cái bánh này so với cái cốc, cái bánh khác cảm giác nó khác hẳn nhau. Tức là cảm giác của sờ mó của con người là một cảm giác hết sức nghệ thuật và nếu diễn tả được cảm giác ấy bằng văn chương thực sự chứ không chỉ đơn thuần là truyện mà không có văn thì nó rất hay!”.
Phạm Nguyễn
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất