(TT&VH) - TT&VH số ra ngày 5/10 có bài “Tiến sĩ Nguyễn Việt làm “sống dậy” người Việt cổ”, đề cập đến những nỗ lực phục dựng gương mặt tổ tiên, và dự định mở một trung tâm phục chế mặt người cổ của TS Nguyễn Việt (Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á). Trong bài cũng đề cập đến việc ông đang gấp rút hoàn thành một chân dung phục dựng từ một bộ xương đời Lý. Trước những thông tin này, PGS-TS Nguyễn Lân Cường, chuyên gia hàng đầu về nhân chủng học, hiện là Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam đã có bài viết gửi TT&VH phản biện một số thông tin khoa học của TS Nguyễn Việt.
Do khuôn khổ trang báo có hạn, TT&VH trích đăng các luận điểm căn bản trong bài viết của PGS-TS Nguyễn Lân Cường, cùng những thông tin mà TS Nguyễn Việt cung cấp thêm, nhằm để công chúng và giới khoa học có những đánh giá khách quan về các quan điểm này. Nhan đề 2 bài viết do TT&VH đặt.
PGS-TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG: “NẾU TRẢ LỜI ĐƯỢC TÔI XIN THÔI NGAY CHỨC PHÓ TỔNG THƯ KÝ”
Trong bài báo này tôi chỉ xin đề cập tới những vấn đề về chuyên môn nhân học và biện pháp giải quyết. Trong bài báo của tác giả có nhắc tới TS Nguyễn Việt đang gấp rút hoàn thành chân dung phục dựng từ một bộ xương đời Lý. Xin TS Nguyễn Việt trả lời giúp bằng chứng nào anh chứng minh đó là xương đời Lý. Nếu trả lời được tôi xin BCH Hội Khảo cổ học Việt Nam cho thôi ngay chức Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học, và cũng đề nghị BCH Hội Hình thái Người cho thôi chức ủy viên BCH.
1. Như ta đã biết ở thời Lý (thế kỷ XI-XIII) cho tới nay chỉ mới duy nhất phát hiện được 2 ngôi mộ ở các địa điểm: Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ (Viện Khảo cổ học khai quật năm 1977) và Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. (Viện Khảo cổ học khai quật năm 1974). Theo TS Đặng Kim Ngọc, người phụ trách cuộc khai quật mộ Hương Nộn, (nay là Giám đốc Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu Quốc Tử Giám) thì “Toàn bộ quách được xây bằng đá cuội có kích thước khá lớn. Kỹ thuật xây đơn giản - chỉ là những viên đá cuội xếp lên nhau khéo léo tạo cho thành vách phẳng phiu, góc cạnh vuông vắn mặc dù không có chất kết dính tham gia... Mộ Hương Nộn được chôn theo lối hỏa táng trực tiếp trong lòng mộ”. Theo TS Đặng Kim Ngọc nhân dân trong vùng truyền lại rằng đây là mộ của bà Lê Lan Xuân, vợ thứ của vua Lý Thần Tông.
Nhưng quan trọng hơn cả, gần ngôi mộ có chùa Phúc Thánh, mà trong chùa lại có tấm bia đá ghi dòng chữ: “Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí” và “... chùa Diên Linh Phúc Thánh ở phía đông mộ” phù hợp với vị trí ngôi mộ được khai quật. Với những bằng chứng đó tôi tin rằng đây là mộ thời Lý và của bà Lê Lan Xuân. Ngôi mộ Đông Cứu do TS Trần Đình Luyện, và cố PGSTS Trịnh Cao Tưởng khai quật. Theo TS Trần Đình Luyện, ngôi mộ đã bị phá hủy nghiêm trọng, nhưng theo truyền thuyết đây là mộ của TS Lê Văn Thịnh - Thái sư thời Lý. Chấm hết.
Làm phiên bản thạch cao từ khuôn silicon sọ người đời Lý
Cho đến thời điểm này, tôi và các đồng nghiệp Nguyễn Kim Thủy, Trương Hữu Nghĩa, Nguyễn Anh Tuấn đã nghiên cứu khoảng 800 bộ xương người cổ thì chưa bao giờ có một bộ xương nào thuộc đời Lý, vì một lẽ đơn giản, thời đó dân ta thực hiện tục hỏa táng. Cũng trong một bài báo gần đây trên Tuổi trẻ Thủ đô (ra ngày 11/8/2010), với tiêu đề “Tôi hoàn toàn không tin người nằm dưới mộ là bà Nguyễn Thị Đức” tôi cũng đã bác bỏ hoàn toàn ý kiến của họ Ngô cho rằng mộ hợp chất ở Như Quỳnh (Hưng Yên) là mộ Lý Thường Kiệt! Thông tin họ dựa vào là... các nhà ngoại cảm!
2. Tôi được biết hiện nay Viện Khoa học Hình sự và Viện Công nghệ Thông tin đang phối hợp để thực hiện đề tài cấp Nhà nước:“Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin hiện đại tái tạo ảnh mặt người 3 chiều từ dữ liệu hình thái xương sọ phục vụ điều tra hình sự và an sinh xã hội”. Đề tài này do PGS-TS Hồ Sĩ Đàm và Đại tá PGS-TS Nguyễn Trọng Toàn cùng cộng sự thực hiện. Các nhà khoa học ở 2 cơ quan trên đã thực hiện:
1. Chụp ảnh người Việt (1.000 người).
2. Chụp 2 vạn bức ảnh cắt lớp (CT).
3. Nghiên cứu về hình thái của 26 hộp sọ người Việt bằng phương pháp quét ảnh 3 chiều.
Công trình này đang gấp rút hoàn thành nay mai.
Về phần mình, là nhà nhân học đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản (ở Viện Hàn lâm CHDC Đức cũ) về phương pháp phục chế lại mặt theo xương sọ ngay từ những năm 1979-1980, dưới sự hướng dẫn của TS H. Ullrich. Tôi đã tái tạo được các bộ mặt dựa trên xương sọ, nhưng của người châu Âu, vì dựa vào các số liệu của người Đức và châu Âu mà thầy tôi cung cấp. Muốn làm trên người Việt cũng phải thực hiện các bước lấy dữ liệu như 2 cơ quan trên đã thực hiện. Để làm được điều này phải có tiền chụp cắt lớp... Rõ ràng điều đó còn phụ thuộc vào kinh phí mà bản thân tôi chưa thực hiện được. Tôi hy vọng và tin rằng sau khi đề tài trên được thực hiện chúng tôi sẽ kết hợp các số đo của hàng trăm sọ cổ đào được trong mấy chục năm qua, phối hợp với 2 cơ quan trên để tạo dựng lại mặt của người cổ qua các nền văn hóa nổi tiếng như Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn... Chậm và chắc chắn, quyết không phải như TS Nguyễn Việt đã thực hiện.
Tôi tha thiết đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập một Hội đồng chuyên môn gồm các nhà nhân học của Viện và Hội Khảo cổ học, PGS-TS Hồ Sĩ Đàm và Đại tá PGS-TS Nguyễn Trọng Toàn (của đề tài trên), Đại diện Bộ môn Nhân học và Sinh lý học Đại học Khoa học Tự nhiên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại diện Viện giải phẫu Trường Đại học Y Hà Nội, Đại diện Hội Sử học và Đại diện Viện Đông Nam Á... Hội đồng này sẽ nghe TS Nguyễn Việt trình bày, trao đổi, nhận xét và đánh giá kết quả bằng phiếu kín. Kết quả trên sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chắc chắn đây là biện pháp tối ưu để làm rõ trắng đen.
Một cán bộ khảo cổ học, chưa bao giờ đo nổi một sọ cổ, nay lại muốn mở một Trung tâm phục chế mặt người dựa trên hộp sọ khảo cổ phát hiện trong khu vực Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Đúng là điếc không sợ súng...
N.L.C. (Trích bài viết của PGS.TS Nguyễn Lân Cường)
TS NGUYỄN VIỆT: NHỮNG DI CỐT HIẾM CÓ THUỘC THỜI NHÀ LÝ
Những cuộc điều tra nghiên cứu khảo cổ học do Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tiến hành trong những năm 2006-2007 đã ghi nhận và thu được gần ba trăm di vật và xương cốt người thuộc các khu mộ táng lộ thiên trong hang hoặc gác trên các hốc đá thuộc hai khu vực: Lũng Mu (Hồi Xuân, Quan Hóa, Thanh Hóa) và Suối Bàng (Mộc Châu, Sơn La).
Nguyên trạng bộ xương thời Lý khi vừa lật lắp quan tài
Đây là một táng tục rất độc đáo. Người chết được đặt trong các quan tài được khoét rỗng từ thân cây gỗ tốt như cách làm thuyền độc mộc. Sau đó được người thân đưa lên hang hoặc hốc đá ở những vị trí cheo leo rất khó lên, tạo thành các khu mộ dòng tộc nguyên táng chênh vênh trên những đỉnh núi cao.
Điều đáng nói nhất về mặt di sản dân tộc đó là sự tồn tại ở tình trạng rất tốt của các quan tài và trong một vài trường hợp hiếm hoi là những di cốt người nằm bên trong. Quan tài của nhóm cư dân Suối Bàng (Mộc Châu, Sơn La) tuy bị mối mọt nhưng vẫn giữ nguyên trạng những tai đẽo và gọng đỡ được đục đẽo rất cầu kỳ. Trong một số quan tài, bên cạnh di cốt người chúng tôi còn phát hiện một số gốm sứ tùy táng. Chúng thuộc về những đồ gốm sứ Việt Nam và Trung Quốc có niên đại tập trung trong khoảng thế kỷ 10-12.
Xương đùi người thời Lý (thứ 1 từ trái) so sánh với xương đùi khai quật trong văn hóa Đông Sơn, văn hóa Hòa Bình và trong bãi cọc Bạch Đằng thời Trần năm 1288.
Cho đến nay, mộ táng và di cốt người buổi đầu thời Đại Việt phát hiện được rất hiếm hoi. Tuy nhiên, mặc dầu báo chí và truyền hình đã nhiều lần đề cập đến phát hiện nói trên, nhưng cho đến nay đầu tư nghiên cứu về loại hình di tích này vẫn còn rất hạn chế. Trong năm qua, phối hợp với các chuyên gia gốm sứ Trung Quốc, Nhật Bản, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu sưu tập gốm sứ thu được trong các khu mộ này và đã đi đến nhất trí xác định thời gian tồn tại của hai khu mộ nói trên chủ yếu trong thời nhà Lý.
Số di cốt phát hiện được gồm 3 mảnh sọ lớn, một số xương chi và một bộ xương còn gần như nguyên vẹn. Những xương cốt này thuộc ít nhất 5 cá thể. Bộ xương nguyên vẹn được xác định thuộc một người đàn ông trưởng thành, khoảng 30-35 tuổi, cao khoảng 170cm. Cốt sọ đã được Phòng phục dựng di cốt người và động vật thuộc Bảo tàng Phạm Huy Thông, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tại Yên Hưng (Quảng Ninh) làm khuôn silicon và đang phục dựng chân dung người đàn ông đầu tiên sống vào đời nhà Lý.
Netflix đã tái khẳng định vị thế "thống trị" trên thị trường video phát trực tuyến vào thứ Ba (21/1) do sự kết hợp giữa các sự kiện thể thao trực tiếp, loạt phim truyền hình nổi tiếng...
Sau khi xuất sắc giành chức vô địch nội dung pool 8 bi, Dương Quốc Hoàng tiếp tục khẳng định phong độ đỉnh cao khi lên ngôi tại nội dung pool 9 bi trong khuôn khổ giải Predator Vietnam Challenge of Champions 2025, hoàn tất cú đúp danh hiệu ngoạn mục.
Ngày 21/1, CLB Công an Hà Nội (CAHN) đã lên đường sang Malaysia để chuẩn bị cho trận đấu với Kuala Lumpur City FC trong khuôn khổ bảng B Cúp CLB Đông Nam Á 2024/25.
Ngày 22/1, Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự và chủ trì hội nghị.
Một trong những đề tài được bàn tán sôi nổi trong làng giải trí hiện nay chính là sự suy giảm về thẩm mỹ. Dù ngày nay không thiếu nhan sắc nổi bật, nhưng nhiều người vẫn cho rằng vẻ đẹp của các mỹ nhân thập niên 1990 là chuẩn mực khó có thể vượt qua.
XSMN 22/1: Xổ số miền Nam ngày 22/1/2025 gồm các tỉnh Đồng Nai, Sóc Trăng và Cần Thơ. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Tư ngày 22/1 trên Thethaovanhoa.vn.
Sáng 22/1, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc".
AFF Cup, giải đấu bóng đá quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á, vừa kết thúc vào đầu tháng 1/2024 với chức vô địch thuộc về ĐT Việt Nam. Tuy nhiên, một vấn đề đã nổi lên: Liệu AFF Cup có còn giữ được tầm quan trọng như trước?
Những ngày này, khi gió thổi mạnh, trời trong xanh, bãi biển Mũi Né, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) thu hút đông du khách quốc tế yêu thích bộ môn lướt ván diều đến vui chơi, trải nghiệm cùng sóng và gió.
Cô ấy được xếp hạng là cầu thủ bóng chuyền nữ xuất sắc số 2 Việt Nam, lọt top 12 thế giới và đã gặt hái nhiều thành công nhưng nhiều khi vẫn không tránh khỏi phán xét khắt khe từ người hâm mộ
Tin chuyển nhượng 22/1: MU ấn định 4 cái tên vào danh sách chuyển nhượng; Đội trưởng Man City đã đến Milan; Bayern xác nhận hợp đồng với "tài năng lớn nhất nước Đức"; ...
XSMB 22/1: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 22/1/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Nhằm tôn vinh thành tựu và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, các địa phương đã tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 với nhiều ấn phẩm phản ánh sinh động, nóng hổi công cuộc đổi mới của quê hương, đất nước.
Lịch thi đấu Australian Open 2025 hôm nay - Thethaovanhoa.vn cập nhật lịch thi đấu, lịch trực tiếp tennis đơn nam và đơn nữ giải quần vợt Úc mở rộng 2025 ngày 22/1.