(TT&VH) - Tối 10/1/2010, hội nghị Quảng bá Văn học Việt Nam ra nước ngoài đã kết thúc. Thiết nghĩ, không thể chỉ “mời bạn” đến và đưa ra các vấn đề “của mình”, mà rút cục, sau những ồn ào sự kiện, lại phải là “mình tự hỏi mình”. Câu hỏi trước nhất nhằm vào những người viết: Văn chương (nhất là “văn chương đương đại”) Việt Nam có gì để quảng bá?
1. Khi những cây văn chương trong vườn cảnh ra một cánh đồng lớn của quốc tế, nhà văn Việt Nam và nền văn chương Việt nói chung, bắt đầu thấm thía “mặc cảm thân phận”, cũng như nhiều nền văn học nhỏ khác. Phải “nhập siêu” ào ạt là tất nhiên, nhưng những người tham gia cuộc chơi văn chương đều muốn “xuất”. Nhưng khi “thế giới” (chẳng hạn nước Mỹ) thừa tâm thế chờ người ta dịch mình, thì những nền văn chương nhỏ, trước hết, phải tự mình giới thiệu mình.
Văn chương Việt chưa thể “bày ra gì thực khách ăn cái đó”, mà đang ở mức: cần “bày ra” càng nhiều càng tốt để “thế giới” (tức những phần còn lại trên địa cầu) “chọn” thử hợp khẩu vị với họ.
Văn học chiến tranh hút “người ta “ đọc, và có thể lấy những chuyện khuất lấp ra để câu khách chăng? Nhưng rộng hơn chiến tranh, là vấn đề lịch sử. Một bề dày lịch sử của dân tộc trong quá khứ và lịch sử đương đại Việt Nam đang được phơi dần trong văn học, không phải một lịch sử giáo khoa Nếu có một mảng văn học chiến tranh/lịch sử chân thực, thì chiến tranh sẽ không phải là câu chuyện làm quà, không phải một “đặc sản” duy nhất của Việt Nam dưới mắt người nước ngoài.
Nói “đương đại”, tất nhiên, người ta sẽ nghĩ đến những nhà văn trẻ, những người, lẽ ra, đang ở trung tâm của đời sống văn học, bất cứ ở thời đại nào. Cái gọi là “nhà văn trẻ” ở Việt Nam vốn nhiều ý vị hài hước hoặc gây hoảng hốt. Nhưng cũng vô hại. Quan trọng là những người đang chuyển động trong đời sống văn hóa văn học đương đại. Khi một sự kiện lớn rơi trúng vùng sương mù dày đặc và nhạt nhòa của văn chương nhiều năm qua, việc chọn “cái đương đại” để giới thiệu cũng dễ làm thất vọng hoặc băn khoăn.
Như “quảng bá du lịch”, đó là việc đưa ra các đặc sản văn học vẽ nên gương mặt văn hóa Việt, cả những thứ có khi bình thường, thậm chí nhạt nhẽo với người Việt, nhưng lại được chuộng bởi khách phương xa. Do đó, việc giới thiệu, cũng như các catalogue hướng dẫn du lịch chỉ là bước khởi đầu, cũng không phải chuyện quảng cáo lọt tai, bắt mắt với những sự kiện ồn ào bề mặt. Cuộc chinh phục lâu dài là để người thêm hứng thú tìm đến ta, ta hút người. Thương hiệu văn học Việt Nam chỉ có với một nội lực văn hóa đủ mạnh để đứng vững trong những thay đổi lốc bão, cùng sự phát triển toàn diện của đất nước, với tiềm lực kinh tế và một nền chính trị cởi mở. Có thể thấy rõ một “nỗi hoang mang” có thực khi người Việt phải chọn ra những gì để quảng bá. Không thể cứ mãi là chiến tranh. Hình như, không nhiều nhà văn Việt hiện diện như một ý thức về văn hóa trong sự đối diện với nước ngoài và các vấn đề toàn cầu. Nếu có được sự hấp dẫn đó, thì việc các nhà văn, dịch giả, nhà xuất bản nước ngoài tìm đến văn học Việt Nam sẽ không còn là việc quá không tưởng.
2. Thương hiệu văn học Việt, xét cho cùng, lại là thương hiệu chữ Việt, tiếng Việt. Ngôn ngữ đó đang được học, được tìm hiểu, được gìn giữ và phát triển ra sao? Thử thống kê lượng người học và sử dụng tiếng Việt trên thế giới. Lấy ý kiến của các chuyên gia văn học Việt Nam người nước ngoài, những nhà Việt Nam học, những sinh viên đang học tiếng Việt… để thấy nhu cầu và mức độ quan tâm của họ. Lắng nghe tiếng nói những người dịch trong và ngoài nước về những khó khăn/thuận lợi trong việc dịch văn học tiếng Việt… Đó có thể là những việc thiết thực.
Khi bàn về việc dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài, có ngươi cho rằng, người học thường tìm kiếm ý nghĩa văn hóa trong ngôn ngữ. Đó có thể là một gợi ý để phát triển tiếng Việt và dịch văn học Việt: Không phải dịch cái hay theo tiêu chí câu hay, từ khéo của người Việt, mà dịch cái hay có khả năng mở những vỉa tầng văn hóa Việt, một khái niệm văn hóa với ý nghĩa bao trùm.
Quảng bá văn học Việt Nam không thể chỉ là tự đưa ra danh sách (dù là danh sách văn học Việt Nam từ cổ chí kim, danh sách tác phẩm của hội viên hội nhà văn, danh sách các tác phẩm tác giả được giải thưởng quốc gia– những giải thưởng hoàn toàn “made in Vietnam”, chưa thật sự có uy tín trên trường quốc tế hoặc được vinh danh rộng rãi) để “người ta” dịch, không cần biết độc giả có cần hoặc còn thích các món đó không. Văn học không thể chỉ được coi như một thứ tờ rơi giới thiệu tour du lịch. Không phải chỉ là chuyện mời khách tham quan Hạ Long hay Văn Miếu, không phải chỉ giới thiệu áo dài và nón Huế, không phải chỉ trên khẩu hiệu “Charming Viet Nam”.
Để quảng bá có thu hoạch, ở giai đoạn này, nhà văn phải nỗ lực tham gia vào quá trình đi chào hàng, nhưng nhiều dịch giả đã đề xuất một dây chuyền có hệ thống từ trong ra ngoài. Các nhà xuất bản trong nước sẽ là cầu nối của nhà văn, dịch giả và môi trường quốc tế, bởi không phải nhà văn nào cũng đủ điều kiện, tâm sức tự quảng bá mình, và giới xuất bản sẽ “nhạy” hơn cả với nhu cầu thị trường.
Nếu so sánh với các lĩnh vực nghệ thuật khác, có thể thấy nhiều năm gần đây, các trung tâm văn hóa nước ngoài ở Việt Nam như Viện Goethe, Trung tâm văn hóa Pháp, Hội đồng Anh… đều là những đại sứ văn hóa kích thích và tạo lập không gian sáng tạo cho các dự án nghệ thuật đương đại. Người làm nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật đa phương tiện, hiện nay có cơ hội xuất ngoại nhiều hơn bởi nhiều quỹ hỗ trợ. Trong khi đó, việc giao lưu, trao đổi sáng tác giữa các nhà văn Việt Nam và nước ngoài gần như không hoặc ít có, hoặc mang tính giao lưu, thiếu những hoạt động tạo liên kết.
3. Những hội thảo chỉ là cách đặt vấn đề. Cái thiếu, vẫn là những cái gốc: thiếu những người viết có sự hấp dẫn văn hóa; thiếu một sân chơi văn học, chẳng hạn, một tạp chí văn chương định kì với tinh thần đề cao sáng tạo, làm bạn với cái mới và có không gian trao đổi thẳng thắn giữa những người viết, người đọc Tiếng Việt trong/ngoài nước. Người viết, nhất là những người trẻ, cần sự kích hoạt sáng tạo từ đời sống văn chương.Người viết chưa ý thức/có môi trường để kích hoạt ý thức về mình, thì nói gì đến sự trưng ra cho thế giới một màu sắc địa phương, một tiếng nói địa phương trong thế giới toàn cầu?
Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam trân trọng thông báo tới Quý khách hàng về cuộc đấu giá biển số xe mô tô, xe gắn máy được tổ chức trực tuyến trên nền tảng phần mềm chuyên biệt, bảo đảm công khai đúng quy định pháp luật.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ngày 3/4, thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD đã lao dốc khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra 1 ngày trước đó, trong đó chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đều ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 1 ngày kể từ năm 2020.
Ziv Nitzan - bé gái 3 tuổi - đã vô tình tạo nên một khám phá chấn động tại địa điểm được cho là nơi David chiến đấu với Goliath cách đây hơn 3.000 năm.
Trong dòng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam, hiếm có một tín ngưỡng nào có sức sống bền bỉ, mạnh mẽ và lan tỏa sâu rộng như tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Sáng 4/4, tại Nhà ga Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tổ chức gặp mặt, tặng quà động viên cán bộ, chiến sỹ và lực lượng dân quân tự vệ hành quân vào Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ngày 4/4 đã công bố phán quyết cuối cùng đối với việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì trách nhiệm liên quan đến ban bố thiết quân luật hôm 3/12. Phiên tòa được truyền hình trực tiếp bắt đầu từ 11h (giờ địa phương).
Ca phẫu thuật của tiền vệ Bùi Vĩ Hào chiều qua tại bệnh viện quốc tế Nam Sài Gòn đã thành công tốt đẹp. Tiền đạo của đội tuyển Việt Nam, U22 Việt Nam và CLB B.Bình Dương được kỳ vọng có thể kịp bình phục để tham dự SEA Games 33 tại Thái Lan vào tháng 12 tới.
Việt Nam sẽ để quốc tang tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong ngày 4/4 và 5/4. Các trận đấu ở Cúp Hùng Vương 2025 có lịch thi đấu trong 2 ngày này sẽ bị hoãn.
NPH GOSU ghi dấu ấn đặc biệt, khẳng định hành trình phát triển mạnh mẽ cùng cộng đồng Cửu Âm Chân Kinh tại Việt Nam với sự kiện Big Offline Tam Long Hội Châu, Nhân Sĩ Quy Tụ - Cửu Âm Tương Phùng.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Tòa án Hiến pháp sẽ công bố phán quyết cuối cùng về việc luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vào lúc 11 giờ ngày 4/4 (theo giờ địa phương) liên quan đến quyết định ban bố thiết quân luật hôm 3/12/2024.