03/08/2009 13:05 GMT+7 | Văn hoá
Ông Phạm Sanh Châu |
Bản thảo Vừa đi đường vừa kể chuyệncủa Bác Hồ |
HỎI ĐÁP ĐỂ HIỂU ĐÚNG VỀ MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN
1. Mộc bản triều Nguyễn là thư viện sách in, hay kho “bản thảo”? - Đó là bản bản gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra các sách. Cả kho mộc bản nếu in ra sẽ được 152 đầu sách. 2. Tổng cộng có bao nhiêu tấm ván khắc? Có còn toàn vẹn không? - Khối tài liệu này trước đây đã bị thất lạc và hư hại một phần do chiến tranh và điều kiện bảo quản. Hiện nay số lượng còn lại là 34.555 tấm đã được chỉnh lý khoa học và bảo quản trong kho chuyên dụng. Mộc bản bộ Hoàng Việt luật lệ 3. Ngoài giá trị tư liệu độc bản, Mộc bản triều Nguyễn còn có giá trị gì?
- Ngoài giá trị về mặt sử liệu còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác. Nó đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở Việt Nam. Ở Việt Nam có hàng trăm loại gỗ nhưng theo các tài liệu để lại hiện nay thì có 2 loại gỗ dùng làm ván khắc Mộc bản, đó là gỗ Thị, và gỗ cây Nha đồng (Thớ gỗ mịn, sáng ngời như ngà voi). 4. Mộc bản triều Nguyễn có phải hoàn toàn làm từ thời Nguyễn? - Không phải. Tài liệu gồm những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn, các sách kinh điển và các Mộc bản được chuyển từ Quốc Tử Giám ở Hà Nội vào. Khung niên đại của khối tài liệu này là từ 1697 - 1945. 5. Mộc bản bằng gỗ, vậy có bền không? Có nguy cơ bị hỏng không? - Cho dù được bảo quản trong điều kiện tương đối tốt nhưng nguy cơ lão hóa của tài liệu là không tránh khỏi, do thời gian đã trên dưới 300 năm. Khối tài liệu này đã được in ra giấy dó. 6. Là ván khắc để in sách, sao nhà Nguyễn lại gọi là quốc bảo? - Đây là những tài liệu gốc độc bản, trong thời kỳ phong kiến, những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc. Mỗi bộ sách chỉ được khắc in khi có lệnh của vua. 7. Vậy mộc bản được ra đời theo quy trình như thế nào? - Phải trải qua một quy trình chặt chẽ tốn nhiều thời gian công sức, gồm 5 bước sau: 1- Hoàng đế ban dụ cho phép biên soạn sách/ 2. Cơ quan biên soạn dâng tấu xin được nghiên cứu Châu bản để biên soạn sách. Bản thảo hoàn thành dâng lên hoàng đế ngự lãm. Bản thảo được giao trở lại cơ quan biên soạn bổ sung chỉnh sửa theo ý của hoàng đế xong/ 3. Cơ quan biên soạn lập biểu dâng sách lên hoàng đế ngự phê/ 4. Sách sau khi được ngự phê chuyển xuống giao cho cơ quan san khắc dưới sự kiểm soát của các quan theo chỉ dụ của hoàng đế/ 5. Mộc bản sau khi khắc xong các quan dâng biểu xin cho in thành sách. Nguyễn Mỹ (Dựa theo hồ sơ đề cử Mộc bản triều Nguyễn) |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất