05/11/2008 00:18 GMT+7 | Văn hoá
* Trong vở Tả quân Lê Văn Duyệt, có ý kiến cho rằng ông “cách điệu hơi mạnh tay” khi để vua Minh Mạng luôn xuất hiện trong trang phục đen chứ không phải trong áo hoàng bào?
Tất nhiên, theo tư liệu lịch sử thì vua luôn phải mặc long bào màu vàng. Nhưng, một vở diễn sân khấu cần được chấp nhận tư duy ước lệ bằng ngôn ngữ nghệ thuật, nên tôi để tất cả các nhân vật chia làm 2 lớp trang phục là màu đỏ và màu đen. Nếu “soi” kĩ thì người ta cũng có thể bắt bẻ rằng chẳng có nhân vật lịch sử nào cả đời chỉ mặc một màu đỏ hoặc màu đen cả (cười).Ngoài ra, nói thêm cho vui, tôi và Khánh Hoàng cũng có đi tìm hiểu thêm tư liệu, và thấy rằng vua Minh Mạng một số lần còn xuất hiện trong trang phục màu tía. Đó cũng là một thông tin để tham khảo.
* Có thể đồng ý rằng việc vua Minh Mạng dùng “hắc bào” là một cách điệu cần thiết. Nhưng việc ông xếp Minh Mạng vào lớp “thế lực đen” trong vở diễn thì liệu có công bằng, khi mà giới sử học đang có những luận điểm tích cực về vai trò của vị Hoàng đế này?
Trong vở diễn, tôi chỉ muốn khái quát về hai lớp nhân vật: những nhân vật mang tư tưởng cách tân, cấp tiến như Tả quân Lê Văn Duyệt và lớp nhân vật đối lập, cản trở sự cấp tiến ấy như Huỳnh Công Lý.Việc đối lập về cách nghĩ với Lê Văn Duyệt không có nghĩa là nhân vật đó tiêu cực hoàn toàn. Trong vở diễn, Lê Văn Duyệt cũng khẳng định: Hoàng thượng là người anh minh sáng suốt, đáng buồn là bị che lấp bởi đám mây mù xiểm nịnh. Và lịch sử đã chứng minh: dù có những mặt tích cực, nhưng vua Minh Mạng cũng là người đồng ý với việc san phẳng và đóng xiềng lên mộ Lê Văn Duyệt khi vị đại thần này mất đi.
Cúc Đường (thực hiện)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất