01/11/2008 09:24 GMT+7 | Văn hoá
Trồng su su trên nền biệt thự cũ |
Từ dân phu làm đường và khai thác vật liệu làm đường của người dân Tam Đảo tương lai bám dần vào hai bên đường để tiến vào lòng chảo. Di tích còn lại là đền thờ ở chân suối (km 13), đền Cậu (km 14), nơi ở là cái cốt cát xăng (km 19), Hương Canh (km 21), họ sống chui rúc trong các lán tranh tre ven đường và gửi gắm nỗi thống khổ của mình vào các đền chùa miếu mạo.
Phu khuân vác song loan từ độ cao 400m lên lòng chảo Tam Đảo (ảnh do Khách sạn Cây Thông - Tam Đảo sưu tầm) |
Những "cỗ máy người" cho các quan thầy ở Tam Đảo
Sau nhiều năm liên tục làm phu, làm thợ, đi buôn… họ ở lại đất này. Dân số Tam Đảo năm 1941 khoảng 1.000 người - năm cao nhất 1943 có xấp xỉ 6.000 người. Tất cả là những cỗ máy người phục vụ cho các quan thầy thượng lưu trên Tam Đảo.
Họ chia làm hai nhóm. Một bộ phận chuyên về “gác nhà”. Mỗi chủ biệt thự phải thuê người trông nom, nơi ở của họ là nhà bếp, nhà để xe, cá biệt có gia đình được ở ngay tầng một của biệt thự - khoảng 1/3 người gác các nhà nghỉ của các công sở Pháp là lính như các ông Ngũ Văn, Ngũ Tuyên, Ngũ Cát Tô hoặc nhân viên bậc thấp của chính quyền Pháp, số còn lại từ thợ thuyền chuyển sang gác nhà. Một bộ phận lớn còn lại chuyên làm thợ: mộc, nề, tạp dịch, sửa chữa đồ gỗ, đồ mây, ống nước… buôn thúng bán mẹt, trồng rau, chăn nuôi ở “làng An Nam”.
Mức sống của người gác nhà có nhỉnh hơn mức sống thợ thuyền ở “làng An Nam” một chút vì có lương tháng. Khi thôi không gác nhà có người lại chuyển xuống sống chen chúc trong “làng An Nam”…
Người gác nhà lỡ để mất mát gì thì bị chủ nhà hành hạ đủ tội, và cho lục soát cả làng An Nam. Lính khố xanh được phép bắn bia qua làng - lính đứng ở đầu dốc lối xuống của làng, bia lưng chừng núi cắt đường vào đền Đức Thánh Trần - những ngày này cả làng không dám ra khỏi nhà, biết đâu đạn lạc, biết đâu đạn rơi dọc đường.
Nhà pha (tiếng dân ta gọi người tù) bị đầy đọa quanh năm để phục vụ cho những ngày phè phỡn của quan thầy: dọn cây cỏ hai bên đường, cả những đoạn vách đá thẳng đứng, manh áo mỏng sao chống được rét; miếng cơm hẩm cá mắm sao đủ sức lao động khổ sai. Có người đi nghỉ khi chơi trên đầu Thác Bạc đã ngã chết, xác nằm lơ lửng ở khe đá giữa thác, chúng lại bắt nhà pha lấy xác lên. Theo ông Nguyễn Hữu Chuân, đã có người tù chọn cái chết để thoát cảnh trần gian cực nhọc: khi ngồi ở lề đường bên vách núi thẳng đứng đã ngả người cho lăn xuống thung lũng Thác Bạc. Tự tuyệt một kiếp người.
Bể bơi người Việt tuyệt đối không được sử dụng. Người Pháp sống đế vương trong các biệt thự đầy đủ tiện nghi, có bồi bếp, phục dịch từ ăn uống, giặt giũ, quét tước lau chùi nhà cửa... Mùa hè, bà con ở chân núi làng Mấu, làng Mạ… mỗi ngày đến vài chục người gánh gồng đủ mọi thứ lên bán như gạo, gà vịt, cá tươi, rau dưa, hoa quả… Cách một ngày một phiên chợ, thực phẩm ê chề, thịt lợn, thịt bò phải giữ nguyên tim, gan, óc để bác sĩ khám rồi mới bán.
Dân ta thì sống quá khổ - có gia đình đẻ 11 lần mà chỉ nuôi sống được 3, trẻ con mới 13, 14 tuổi đã phải đi đập đá, phụ hồ. Chỉ được phép đun nấu bằng lau sậy, củi khô; nhà nào mà chặt củi tươi là bị phạt.
Một số nhà chăn nuôi đã đấu thầu mua nước gạo của khách sạn Metropole, hay của trại lính Tây. Cơm thừa canh cặn của trại lính Tây được lén bán lại cho dân.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất