29/10/2008 11:00 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - Tại cuộc đấu giá của nhà Borobudur diễn ra hôm 11 và 12/10 vừa rồi tại Singapore, trong đề mục Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại Đông Nam Á, tác phẩmVietnam Pictorial (Họa ảnh Việt Nam, sơn dầu trên bố, 275 x 200cm) của Thân Lượng (Shen Liang) thuộc số thứ tự 180, có giá sàn từ 28.571 đến 42.857 USD. Bức tranh được giới thiệu là một tác phẩm rất đặc biệt về đề tài nữ bộ đội Việt Nam trong thời chiến tranh, được nhìn bởi một người nước ngoài trẻ tuổi, và có giá khởi điểm rất cao.
![]() Tác phẩm Họa ảnh Việt Nam
của Thân Lượng |
Theo giới thiệu thì tác phẩm Họa ảnh Việt Nam được anh vẽ lại từ một tấm ảnh đen trắng chụp hai nữ bộ đội Việt Nam, đội nón tai bèo và vai mang súng AK, góc phải tấm ảnh có số 119 lớn (được dự đoán là tên của Trung đoàn), và chữ "tháng 8/1967" (nhỏ). Nếu bức ảnh này chụp đúng vào năm 1967, thì tác phẩm hội họa ra đời đúng 40 năm sau đó (2007).
Theo đại diện của gallery Michael Schultz (Đức) nơi sở hữu tác phẩm này, thì sở dĩ họ chấp nhận mua giá cao Họa ảnh Việt Nam là vì “đây là một trong số rất ít các tác phẩm hội họa (…) vẽ theo bút pháp hiện thực về những thiếu nữ Việt Nam cầm súng (…). Nhìn sự trẻ trung, chỉnh tề và cũng đầy quyết tâm trên khuôn mặt của họ, cũng đủ biết được tâm trạng và bối cảnh sống mà họ đang trải qua”.
2. Hôm ra sàn, tác phẩm này được định giá đấu khởi điểm là 35.714USD, thấp hơn mức dự đoán, và chính nhà Borobudur đang trông chờ một cánh tay từ phía Việt Nam, nhưng cách tay ấy đã không giơ lên. Người điều phối Borobudur trả lời một tờ báo Indonesia tại hành lang rằng: “có những tác phẩm đặc thù, rất có giá trị về một vấn đề cụ thể, rất tiếc là thông tin cung cấp đã không đủ thu hút những người có quan tâm đến tham dự”. Chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc là sau nhiều lần tìm cách liên lạc email với các gallery có sở hữu tranh, nhưng chưa nhận được hồi âm.
Từ phía người xem Việt Nam, có 2 vấn đề đặt ra với tác phẩm Họa ảnh Việt Nam: Thứ nhất, tại sao Thân Lượng sinh năm 1976 lại vẽ rất “chân phương” và ấn tượng về hai nữ bộ đội Việt Nam? Thứ hai, cùng đề tài này, các họa sĩ Việt Nam có tạo ra được cách nhìn riêng biệt và thu hút được thị trường tranh như vậy không? Hay để chạy theo thị hiếu và bán tranh, hoặc copy bút pháp, nhại phong cách, cắt cúp bố cục; hoặc chỉ vẽ các đề tài quen thuộc và nhàm chán như thiếu nữ, áo dài, phố đỏ phố xanh, trâu bò, các đống rơm… mà chẳng thấy được các vấn đề và văn cảnh sống của thời đại mình?
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất