22/09/2008 08:01 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - Cứ tưởng rằng sau sự cố truyện tranh Shin, cậu bé bút chì bị phản ứng vì việc sử dụng ngôn từ tuỳ tiện và vì sự phản cảm của một số hình vẽ thì các nhà xuất bản sẽ “trông gương” mà in sách. Nhưng đến nay, dư luận lại phải ồn ào, các vị phụ huynh lại “sốc” và các nhà giáo dục lại lên tiếng “cảnh báo” về thực trạng truyện tranh sex... Dư luận một lần nữa lại lo lắng về “văn hoá đọc" dành cho thiếu nhi.
Nhà văn Thu Hằng (BTV của báo Nhi Đồng) đánh giá rằng: Các sách văn học bây giờ kém rất nhiều về giá trị văn học, hình thức thì đẹp như nội dung thì không bao giờ bằng ngày xưa, đó là điều tôi làm tôi băn khoăn nhất. Trong khi các em thiếu nhi đọc đến 80% là truyện thiếu nhi trong tổng số các loại sách, tôi cho đó là văn hoá xem chứ không phải là văn hóa đọc (xem truyện chứ không phải đọc truyện). Gần đây, có vị phụ huynh than thở với tôi rằng các cháu nói rất nhiều câu nhảm nhí, mà gia đình vị phụ huynh ấy chưa bao giờ nói trước mặt cháu những câu ấy. Hỏi cháu là ai dạy thì cháu bảo nhân vật này hay nói thế, nhân vật kia hay nói thế. Các cháu chửi thề nhiều, bắt chước truyện tranh nhiều thậm chí giao tiếp với nhau về ngôn ngữ truyện tranh. Điều đó thật dáng báo động và đáng bị phê phán.
Tâm sự của người trong cuộc
Trước thực trạng hầu hết các em học sinh hiện nay đều rất thích đọc truyện tranh, và có ý kiến cho rằng các em đã quay lưng lại với truyện nội, nhà văn Lê Tấn Hiển cho cho rằng, anh hoàn toàn không tin như vậy. "Như hồi xuất bản bộ truyện: Đội đặc nhiệm nhà C21, NXB thông báo số lượng xuất bản là 2000 cuốn, nhưng nó thậm chí được đưa tận vào An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… Rất nhiều cháu bé viết thư cho tôi và hỏi rằng bao giờ thì tái bản lại để cháu mua, nhưng điều đó xem ra rất khó. Khi không có gì để lựa chọn thì chắc chắn các em sẽ chọn những bộ truyện tranh "ngoại" - anh trăn trở.
Hiện nay, tại các nhà xuất bản số lượng truyện tranh dành cho thiếu nhi chiếm số lượng rất lớn trong đó truyện chữ lại rất hiếm hoi. Trước đây, bên cạnh việc tái bản lại những tác phẩm cũ của các nhà văn, nhà thơ có tên tuổi, nhưng truyện của các tác giả mới viết gần đây lại rất hiếm khi được tái bản. Những tác giả ngày xưa viết cho thiếu nhi rất nổi tiếng nhưng hiện giờ gần như họ không viết nữa, chỉ còn lại một số người viết với số lượng rất ít. Cho nên đời sống văn học nội dành cho thiếu nhi tôi thấy hơi... buồn.
Buồn hơn nữa, anh thổ lộ tiếp: Một lần anh mang đến một NXB một cuốn truyện thiếu nhi. Mọi thủ tục đã xong hết nhưng một BTV của NXB lại nói với tác giả rằng cắt hết những chỗ mây, gió, trăng sao, thảm cỏ bờ đê, hoàng hôn... Phàm những chỗ nào là văn tả người ta đòi cắt hết và giải thích với tác giả rằng văn học dành cho thiếu nhi không cần đến những thứ đó. Cứ kể chuyện thôi, câu chuyện có gì thì cứ kể trần trụi như thế. Tôi không nói gì cả, nhưng không muốn in nữa, nhưng nếu các NXB đều có ý tưởng như vậy sẽ làm thui chột hết những khả năng văn chương của các em. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em được học những bài văn tả cảnh nhưng nếu tìm truyện để đọc minh hoạ lại không có, chẳng phải là điều đó rất vô lý hay sao?
Khi "văn" của các em cũng bị "nhiễm" truyện tranh! Nhà văn Thu Hằng, BTV chính cho trang Văn nghệ báo Nhi Đồng kể: Với kinh nghiệm 15 năm làm BTV trang văn nghệ dành cho báo Nhi đồng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các em có những khả năng rất tốt về văn chương. Bằng chứng là có đến quá 50% số lượng bài của chúng tôi là do các em viết, điều đó chứng tỏ các em rất quan tâm đến văn chương chứ không chỉ quan tâm đến những thứ khác. Tuy nhiên, các loại sách, tranh truyện của nước ngoài cũng với ngôn ngữ “vỉa hè” lại trở vào với trang văn rất nhiều. Tôi còn nhớ thời gian trước tôi có định tổ chức một cuộc thi viết tiếp truyện cổ tích. Một câu chuyện cổ tích tôi chỉ đưa ra khoảng 1/3, sau đó đề nghị các em viết nốt. Khoảng 10 bài đầu, tôi thấy rất lạ vì có những điều rất mới vì các em đã biết vận dụng những câu truyện tranh, những tình huống trong truyện tranh vào truyện cổ tích. Có rất nhiều đoạn căt ghép rất buồn cười. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn đó là ngôn từ của các em sử dụng bị lẫn quá nhiều ngôn ngữ của truyện tranh: Oái, huỵch, hê hê, he he, hi hi... rồi những câu cảm thán nghe không văn học chút nào. Vậy là tôi buộc phải dừng cuộc thi lại. Cũng giống như 9 năm trước báo tôi tổ chức cuộc thi truyện ngắn. Rất nhiều em dự thi, Ban giám khảo là rất nhiều nhà văn tên tuổi. Giải được trao xong chúng tôi mới phát hiện ra toàn bộ truyện được giải là truyện chép hoặc cũng lấy nội dung cốt truyện từ đâu đó, các em thay đổi tên nhân vật địa điểm mà thôi. Thực ra các em không có lỗi, thậm chí các em không hiểu rằng việc làm ấy là đạo văn. Nó cứ nghĩ nó đọc được, hiểu được, nhớ được và chép lại được thì đó là của nó. Từ đó tôi không tổ chức các cuộc thi truyện ngắn nữa. |
Hoàng Điệp
Bài 2: Hướng nào cho văn học thiếu nhi?
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất