(TT&VH) - Cuộc khủng hoảng kim chi, món ăn “quốc hồn quốc túy” của Hàn Quốc, đã trở nên trầm trọng hơn, sau khi Tổng thống Lee Myung Bak buộc phải vào cuộc trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại rằng giá cải thảo Triều Tiên trong nước quá cao, dẫn tới việc người dân không dám bỏ tiền ra mua kim chi.
Người dân Seoul xếp hàng mua cải thảo được thành phố trợ giá
Tuần này, Tổng thống Lee Myung Bak đã yêu cầu chính phủ của ông ngăn chặn việc giá kim chi đã tăng vọt, vượt mức giá quốc tế. Nguyên nhân do giá cải thảo Triều Tiên, nguyên liệu chính để làm kim chi, đã tăng không ngừng.
Cải thảo làm kim chi tăng giá gấp 10 lần
Giá cải thảo Triều Tiên đã bắt đầu tăng từ mùa Xuân năm nay do vụ mùa thất thu bởi một mùa Đông quá khắc nghiệt. Tình hình thêm ảm đạm khi Hàn Quốc đón một mùa Hè ẩm ướt, nhiều mưa. Kết quả là các loại cải trồng nội địa vốn có giá chỉ chừng 1 USD/cây hồi năm ngoái đã tăng vọt lên những gần 10 lần. Các nguyên liệu cần thiết để làm món ăn truyền thống của Hàn Quốc như tỏi và củ cải cũng tăng giá gấp đôi.
Cải thảo tăng giá khiến những người làm kim chi cũng phải bán sản phẩm của họ với giá đắt hơn. Việc này khiến một số nhà hàng buộc phải thu phí kim chi, món ăn phụ trước đây được kèm theo các món chính và không tính tiền. Số khác băn khoăn chưa biết tính sao trước những diễn biến bất ngờ. Ha Joon Tae, một chủ nhà hàng ở trung tâm Seoul chuyên về các món ăn kim chi, cho biết những ngày này anh đang phải chật vật kiếm sống.
“Với giá kim chi hiện nay, tôi sẽ phải tăng giá gần gấp đôi các món ăn trong thực đơn song nếu làm thế tôi sẽ chẳng có khách nữa” - Ha nói -”Nếu không tăng giá, tôi sẽ chẳng có tiền mua thực phẩm nấu ăn. Tôi hoàn toàn ở thế tiến thoái lưỡng nan”. Một chủ nhà hàng Hàn Quốc giấu tên ở Gwacheon tâm sự với tờ Korea Times: “Tôi chưa từng gặp tình trạng thiếu cải thảo trong 10 năm làm bếp trưởng nhà hàng này. Tôi không rõ liệu mình có nên thu phí kim chi hay sẽ loại hẳn nó khỏi danh sách các món phụ”. Được biết các trường học và công ty cũng phải thay kim chi làm từ cải thảo sang một số loại kim chi khác làm từ củ cải và các nguyên liệu rẻ tiền hơn.
Ok Ju, một bà nội trợ 55 tuổi, cho biết giá 2,5kg cải thảo hiện dao động từ 10.000 won (8,8 USD) tới 15.000 won (13 USD). Củ cải lớn dài 50cm có chi phí chừng 4.000 - 5.000 won (4,4 USD) một cây. Với mức giá này, Ok Ju đã cân nhắc tới khả năng không làm kim chi vào mùa Thu năm nay như truyền thống nữa. “Tôi vốn vẫn thích kim chi làm tại gia hơn những loại bán ngoài chợ. Nhưng năm nay giá nguyên liệu tăng cao một cách kỳ cục. Tôi nghĩ rằng nhiều bà nội trợ cũng sẽ chờ cho tới khi cuộc khủng hoảng thiếu nguyên liệu này lắng xuống” - bà nói.
Món ăn “quốc hồn quốc túy”
Kim chi là một món ăn truyền thống của người Triều Tiên, với lịch sử lâu đời. Một số nguồn cho rằng kim chi có thể đã xuất hiện chừng 2.600-3.000 năm trước. Nó được xem như một trong những món ăn điển hình của ẩm thực Triều Tiên. Ở Hàn Quốc, kim chi được dùng trong hầu hết các bữa ăn và là một thành phần của nhiều món ăn như kimchi jjigae (canh kim chi), kimchi bokkeumbap (cơm chiên kim chi).
Mặc dù có hàng trăm loại kim chi khác nhau nhưng hầu hết các loại kim chi đều có mùi thơm nồng và cay. Kim chi truyền thống được chế biến đơn giản từ cải thảo Triều Tiên và nước muối, nhưng vào thế kỷ thứ 12, thành phần kim chi có thêm nhiều gia vị khác để tạo ra sự đa dạng trong hương vị, như việc thêm vị chua và ngọt, và màu sắc như thêm màu trắng và cam. Ớt, thứ bây giờ là thành phần chính trong hầu hết các biến thể của kim chi, không có mặt ở Triều Tiên cho đến thế kỷ 17.
Ai nấy đều hào hứng khuân về những bao cải thảo lớn có giá chỉ bằng 70% giá thị trường
Công thức chế biến kim chi với ớt và cải thảo bắt đầu phổ biến ở thế kỷ 19 và baechu kimchi (kim chi bắp cải) hiện là loại kim chi phổ biến nhất ở Hàn Quốc. Thành phần nguyên liệu để chế biến kim chi thường gồm cải thảo, củ cải, tỏi, ớt, hành, cá mực, tôm, sò hoặc hải sản khác, gừng, muối ăn và đường. Bảo tàng về kim chi ở Seoul đã ghi nhận 187 loại kim chi từ xưa đến nay.
Trung bình mỗi năm, người Hàn Quốc ăn chừng 2 triệu tấn kim chi và họ còn gửi món ăn này lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Bởi thế, với việc phải hạn chế ăn kim chi do giá cao, người ta đã không ngần ngại gọi đây là một “thảm kịch quốc gia”. “Tôi không biết mình sẽ còn lờ đi nhu cầu ăn kim chi của chồng và các cháu tôi trong bao lâu” - Kim Hyung Sook, một bà nội trợ sống ở phía Bắc Seoul thổ lộ - “Bạn không phải người Triều Tiên nếu bạn không ăn kim chi ba lần mỗi ngày”
Chính phủ “giải cứu” kim chi
“Cơn khát” kim chi đã dẫn tới những phản ứng tiêu cực trong xã hội. Korea Times cho biết đã xuất hiện những băng tội phạm chuyên đi cướp sản phẩm tại các trang trại trồng cải thảo ở một số khu vực hẻo lánh của Hàn Quốc.
Cuối tuần trước, một người đàn ông ở tỉnh Gangwon đã bị bắt vì tội đánh cắp 10 cây cải thảo từ một cánh đồng trong khu vực. “Tôi có thể hiểu vì sao ông ta lại làm vậy” - Kim Chang Wan, một doanh nhân Seoul nhận xét - “Bữa nào tôi cũng phải ăn kim chi, bằng không tôi sẽ không hoàn toàn thỏa mãn”.
Nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kim chi, hôm 14/10, Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết sẽ bỏ hạn ngạch nhập khẩu cải thảo và củ cải cho tới hết năm. Lượng tỏi nhập khẩu cũng sẽ được tăng gấp đôi cho tới cuối năm. Bộ hy vọng các phản ứng quyết liệt sẽ giúp đẩy giá cải hảo xuống vào cuối tháng này.
Trong khi đó một số chính quyền địa phương cũng triển khai các chính sách riêng để tháo gỡ khủng hoảng. Đơn cử như chính quyền thành phố Seoul đang cung cấp cho những khu chợ sầm uất nhất của thành phố 300.000 cây cải thảo Triều Tiên với giá chỉ tương đương 70% giá thị trường. Số cải thảo này được đánh giá là đủ đáp ứng cho nhu cầu của 10.000 hộ gia đình, giúp xoa dịu tình hình trước khi giá cải thảo bình ổn trở lại.
XSMB 29/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 29/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Trong chương trình Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam, sáng 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân ăn sáng, thưởng thức hương vị cà phê Việt Nam và tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Nhan sắc của các bóng hồng trên sân bóng chuyền luôn là tâm điểm của sự chú ý. Tuy nhiên lần này, thay vì các VĐV, rất nhiều sự chú ý lại đổ dồn trên băng ghế huấn luyện.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã trao tặng bộ phim tài liệu Victory Vietnam (Chiến thắng của Việt Nam), ghi lại không khí sôi động tại Stockholm trong ngày 30/4/1975, đồng thời thể hiện tình hữu nghị sâu sắc giữa hai quốc gia.
Jude Bellingham đã không thể giúp Real Madrid tránh khỏi thất bại trong trận chung kết Cúp Nhà Vua, và giờ anh đang trở thành tâm điểm chỉ trích từ người hâm mộ sau khi một đoạn clip lan truyền cho thấy lỗi của anh trong bàn mở tỷ số của Barca.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 29/4/2025, Đoàn đại biểu Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kylian Mbappe hiện được xem là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất thế giới bóng đá, nhưng một đồng đội cũ khẳng định anh không thể so sánh với Lionel Messi.
Ngày 26/4 vừa qua TP. HCM khởi công dự án cải tạo, sửa chữa Nhà thi đấu (NTĐ) TDTT Phú Thọ, địa điểm từng tham gia cùng đăng cai tổ chức SEA Games 22 năm 2003 và Đại hội thể thao trong nhà châu Á (AIG 3) năm 2009.
HLV Nguyễn Đình Hoàng tiết lộ những vấn đề lớn mà đội tuyển futsal nữ Việt Nam gặp phải sau quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng. Sau chuyến tập huấn tại Nhật Bản, đội tuyển Việt Nam đã có thêm nhiều cơ hội để nhìn lại mình.
Trong bài viết "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" (ngày 27/4), Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Cách đây 50 năm, dân tộc Việt Nam đã viết nên một bản anh hùng ca chói lọi bằng ý chí sắt đá và bản lĩnh kiên cường - đó là bản hòa ca của ý chí, quyết tâm, thống nhất và hòa bình.